19:02 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Kinh tế

Giá dầu thế giới sẽ xuống 20 USD/ thùng

Một trong những Quỹ đầu tư chứng khoán hàng đầu phố Wall đã dự đoán rằng giá dầu có thể chạm mốc 20 USD/thùng trong vài tháng tới, nếu đồng tiền của Trung Quốc cứ tiếp tục giảm giá trị so với đồng USD.
Ngày 11.1.2016, khi giá dầu có xu hướng hướng tới chạm ngưỡng dưới 30 USD/thùng -giá thấp nhất trong 12 năm qua, thì Quỹ đầu tư Morgan Stanley đã đăng một báo cáo tuyên bố rằng giá dầu có thể xuống mức 20-25 USD/thùng chỉ vì sự biến động tiền tệ.

Áp lực nợ công

Áp lực nợ công 

Có lẽ chưa bao giờ, "vị tư lệnh tài chính" lại chịu áp lực của dư luận về con số nợ công đất nước như năm nay. Kinh tế khó khăn, đất nước cần nguồn tiền cho đầu tư phát triển và một trong số nguồn tiền đó lấy từ tiền đi vay đã khiến gánh nặng nợ công đang ngày một lớn. 

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết theo yêu cầu tới năm 2020 và tầm nhìn tới 2030 thì nợ công không quá 65% GDP và nợ Chính phủ không quá 50% GDP. Trong năm năm qua, nợ công tăng dần từng năm, từ 50% GDP vào năm 2011 lên đến hơn 61% vào cuối năm nay. 

Nợ công VN

   .  Bội chi ngân sách ngày càng tăng, thu ngân sách ngày càng căng thẳng, chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách ngày càng giảm, nợ công ngày càng đè nặng lên ngân sách thì theo thông tin vừa được tạp chí The Economist đưa ra, tính trung bình mỗi người dân Việt đang gánh trên 1.016 USD nợ công. 

Và chỉ trong vòng 3 tháng qua, nợ công tính trên đầu người đã tăng 18 USD. Tùy theo các thang đánh giá, nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn, nhưng số liệu cho thấy, cách đây 10 năm, nợ công Việt Nam mới chỉ là 22,3 tỉ USD, bình quân mới 268 USD đầu người. Nay tổng nợ công đã 92,618 tỉ USD, và bình quân đầu người là 1.016,72 USD. Như vậy, trong một thập kỷ, tổng nợ đã tăng hơn gấp 4. Ấy vậy mà các cơ quan, tổ chức nhà nước lại đang làm “nhiều chuyện vô lý, đất nước đang thiếu vốn đầu tư thì lại xây bảo tàng 10.000 tỉ đồng, hay hệ thống nhà hát, sân bóng nhiều ngàn tỉ”. 
 

TPP

 

Quyết sách chiến lược của Việt Nam

Việt Nam tham gia TPP thực sự là một quyết sách chiến lược, từ một tầm nhìn chiến lược và lâu dài. Đây là một số nhìn nhận của tôi, dù trong ta vẫn có ý kiến khác:

- TPP giúp ta khai thác được cả chiều rộng và chiều sâu của sân chơi mới của thế kỷ, cả về kinh tế, thương mại và chiến lược.

- Việt Nam sẽ tiếp cận được một thị trường-không gian kinh tế mới rộng lớn, riêng Mỹ đã là 15.000 tỷ USD, mà không bị các rào cản như trước đây vì bị coi là nền kinh tế phi thị trường. Đặc biệt, không chỉ hàng hoá - sản phẩm mà cả nền kinh tế VN có được giấy chứng nhận mới bậc cao, được coi là visa (thị thực) để vào các thị trường khó tính và thu hút nguồn tiền - công nghệ của các nhà đầu tư hàng đầu.

Điều này quan trọng lắm, càng quan trọng khi, với tình hình kinh tế khu vực hiện nay và sau TPP, đã và đang có nhiều dịch chuyển các dòng đầu tư toàn cầu và khu vực, để ta tranh thủ. Từ đầu năm đến nay, tôi thấy các tập đoàn lớn của Mỹ có một háo hức mới, lớn lắm về đầu tư mới tại VN, trước cơ hội của TPP.

- Thách thức lớn nhất của Việt Nam là làm sao chúng ta nâng được năng lực của mình lên ngang tầm để có thể tranh thủ được các cơ hội này. Chúng ta đã bàn nhiều, nhưng rõ ràng phải quyết liệt triển khai hơn nữa.

- TPP kết thúc lúc này cũng trùng vào khi chúng ta đã và đang quyết liệt triển khai 'tích cực, chủ động hội nhập' toàn diện. Rõ ràng vừa là yêu cầu vừa là động lực để chúng ta đổi mới, cải cách và tái cơ cấu mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa, có thể nói là phải mang tính đột phá. Cũng là lúc mà chúng ta có thể kết nối cơ hội của TPP với các FTA mà trong 1-2 năm vừa qua ta đã ký, trong đó có với EU.

Nợ công VN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại, nợ công nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước (49.500 tỉ đồng, hay 1,38% GDP) thì sẽ là 2,656 triệu tỉ đồng, hay 66,4% GDP trong năm 2014. Như vậy, sẽ chênh lệch tới 6,5 điểm phần trăm so với nợ công được công bố. Nợ công, theo Luật Quản lý nợ công là 2,395 triệu tỉ đồng, hay 59,9% GDP đến cuối năm 2014. Báo cáo của bộ này đánh giá khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) còn hạn chế, và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên mức độ an toàn nợ công là không bền vững.

 Bộ KH đánh giá khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) còn hạn chế, và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên mức độ an toàn nợ công là không bền vững, phân tích các chỉ tiêu về khả năng trả nợ:

Chẳng hạn, nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách lớn hơn 30% (giai đoạn 2013- 2015 lần lượt là 33%, 38%, 45%). Bội chi ngân sách liên tục 10 năm (bình quân giai đoạn 2006- 2015 là âm 5,43% GDP). Bội chi lớn hơn chi đầu tư phát triển (năm 2014, 2015 tương ứng là 54,9 và 31.000 tỉ đồng). Chi thường xuyên nhỏ hơn thu từ thuế, phí và lệ phí (năm 2014, 2015 tương ứng là 74,8 và 14.100 tỉ đồng).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ lệ tổng nghĩa vụ trả nợ công/thu NSNN lên tới gần 38% trong năm 2014 và 45% năm 2015; tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ chính phủ/thu NSNN vào khoảng gần 26% năm 2014 và 32% năm 2015. Điều này cho thấy, các tỷ lệ trả nợ đang ở mức cao và có xu hướng tăng, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn nợ công.

Bên cạnh đó, cân đối nguồn trả nợ trong NSNN không đủ, vay để trả nợ gốc ngày càng tăng. Vay trả nợ gốc năm 2014 gần 80.000 tỉ đồng; năm 2015 là 130.000 tỉ tồng

Hơn nữa, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức bình quân của các nước đang phát triển và các nước trong khu vực.

TQ pha sgias đồng NDT, nguy cơ cho cuộc khủng hoảng TC mới

Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc diễn ra cùng lúc với sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và thứ nhất châu Á (vào thời điểm năm 1994, nền kinh tế lớn nhất châu Á là Nhật Bản) và đợt sụt giảm chóng mặt giá hàng hóa cơ bản làm điêu đứng hàng loạt quốc gia từ Brazil tới Australia, Malaysia và Nam Phi. 

Với một đồng Nhân dân tệ rẻ hơn, các công ty Trung Quốc giờ đây đang giữ một vị thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu so với các đối thủ đến từ các nước châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác, ngay chính lúc FED chuẩn bị tăng lãi suất đồng USD kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bộ tai chính vay NH 30.000 tỷ đồng

  sáng nay, một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đang hết sức thận trọng, xem xét đề xuất cho vay 30.000 tỉ đồng. Nguồn tin này cũng quan ngại việc Bộ Tài chính tiếp tục phát hành trái phiếu để đảo nợ, hoặc đi vay tiền cũng chỉ là giải pháp nhất thời. Vấn đề quan trọng phải tiết giảm chi tiêu, giảm bội chi.

Tiếp tục bình luận về đề xuất này, một chuyên gia tài chính nói: “Chúng ta phải tiếp tục phát hành trái phiếu để đảo nợ, đi vay Ngân hàng Nhà nước bổ sung cho ngân sách đến khi nào? Càng đảo nợ, càng vay thì lãi mẹ đẻ lãi con. Vấn đề cuối cùng là số nợ thật vẫn nằm ở đó, không giải quyết được vấn đề hụt thu, giảm chi, ngân sách cứ bị âm thì người ta mất niềm tin không mua trái phiếu. Rồi nợ đó ai sẽ phải trả?”.

Nợ công của VN,điều đáng lo ngại

                 

 Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2015 có những bước tăng trưởng đáng kể, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy vậy, cùng với sự tăng trưởng, WB cũng cảnh báo về tình trạng nợ công đang đe dọa đến tính ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam (nợ của Chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) ước tính 2.347 nghìn tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). Tỷ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh từ 50% năm 2011 lên 59,6% năm 2014. Trong đó, 79,6% con số này là nợ chính phủ, 19% là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương. Bộ Tài chính dự báo tổng dư nợ công có thể đạt mức đỉnh điểm gần 65% GDP vào cuối năm 2017.

Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam năm 2015, WB cho rằng, cân đối ngân sách của Việt Nam vẫn là mối quan ngại. Nợ công tăng nhanh trong những năm gần đây và chi phí trả nợ có thể là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách.

Nghĩa vụ thanh toán nợ công đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách năm 2014. Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.

Nợ công

             Khi bàn về nợ công ở Quốc hội khóa 12 thì quá 50% GDP là “rất nguy hiểm”, tuy nhiên, đến Quốc hội khóa 13 thì nợ công 60% GDP lại là “nguy hiểm” thôi.

  Trang trước  1, 2