06:46 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Quốc tế

Nếu Tramp làm tổng thống Mỹ

Thứ hai - 08/08/2016 15:18
 Nếu chính sách của Trump được áp dụng trong thực tế thì Trung Quốc sẽ tự tung tự tác trong tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông. 

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với những bất ngờ khó đoán đang đặc biệt được thế giới chú ý. Một trong những khả năng đáng lo ngại là việc ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ. Nếu sau khi trở thành tổng thống ông Trump thực hiện đúng như chính sách ngoại giao đã đề ra thì cục diện chính trị thế giới sẽ có thay đổi lớn, vai trò quốc tế trong “giấc mộng Trung Hoa” có thể thực hiện đượ.

Việc ông Trump dùng danh phận “tổng thống Mỹ tương lai” tuyên bố hùng hồn về chính sách đối ngoại của Mỹ đã làm nhiều nhà bình luận, nghiên cứu quan hệ quốc tế cùng giới chính khách dày dạn kinh nghiệm cảm thấy lo lắng bất an,  Nếu những điều này trở thành chính sách đối ngoại của “bộ máy hành chính Trump” sau khi ông này lên cầm quyền thì thế giới bé nhỏ này sẽ vô cùng bất an.

   Ông Trump luôn đề cao tinh thần “AmericaFirst” (nước Mỹ trước hết), vì thế Trump muốn lật lại toàn bộ chính sách ngoại giao của Mỹ tại những quốc gia và vùng lãnh thổ khác, ví dụ như hạn chế chi phí quốc phòng ở châu Âu, dùng tiền đó chi cho phúc lợi xã hội, Mỹ nên giảm thiểu đầu tư công sức và tiền của cho châu Âu để người châu Âu tự móc hầu bao ra chi cho an ninh của họ, để quân đội NATO có thể lớn mạnh đủ khả năng tự bảo vệ cho họ.

Quyết liệt hơn ông Trump còn cho rằng, trong xung đột giữa những nước châu Á đừng cứ mãi trông ngóng vào Mỹ, xem Mỹ như chiếc ô che chở cho mình. Quân Mỹ nên rút khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản để lính Mỹ  không còn bị quân Triều Tiên thường trực đe dọa tính mạng. Đối với vấn đề hai nước phát triển Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại bom-tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, phương pháp đối phó hay nhất là họ cũng phải có vũ khí hạt nhân, để kiềm chế mối đe dọa của Triều Tiên thì hãy dùng vũ khí hạt nhân chống lại vũ khí hạt nhân. Tóm lại, Trump chủ trương Mỹ phải rút quân đội ra khỏi các khu vực trên thế giới, trừ khi quốc gia đồng ý cho quân Mỹ trú tại nước họ bỏ ra kinh phí nhiều hơn.

Việc nước Mỹ càng ngày càng can dự sâu vào xung đột ở những khu vực xa xôi trên thế giới bắt nguồn từ Thế chiến thứ Nhất; nước Mỹ cuối cùng đảm nhiệm vai trò “cảnh sát thế giới” bắt nguồn từ Thế chiến thứ Hai. Nhưng sau hơn mười năm bước vào thế kỷ 21, giờ đây ông Trump lại nhấn mạnh quay về chủ nghĩa biệt lập của Mỹ ở thế kỷ 19, đó không phải “phản động” (đi ngược trào lưu thời đại) thì là gì, ông Đinh Học Lương cật vấn.

 Đối với chủ nghĩa cô lập mà ông Trump khởi xướng, lo lắng nhất là những khu vực và quốc gia đã được Mỹ bảo vệ qua nhiều thập niên. Tạm gác lại châu Âu, ở châu Á, lo lắng nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và chính quyền các nước khu vực Đông Nam Á.   Ảnh hưởng quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đều ảnh hưởng đến cục diện hòa bình vùng Đông Á. Nếu Đông Á bất ổn kéo theo suy thoái kinh tế thì cũng gây ảnh hưởng trên toàn cầu, trong đó có Mỹ, vì thế vai trò của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là vô cùng quan trọng.

Ông McCarthy (nhân vật nổi tiếng của đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện) nhấn mạnh: Mỹ rút quân về nước sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, Nga, Trung Quốc nổi lên trong các vấn đề quốc tế. Muốn đạt được mục đích an ninh quốc gia thì Mỹ không thể đi theo chủ nghĩa biệt lập mà phải tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế.

Nhiều chính khách hàng đầu của Mỹ, khởi xướng của Trump là “phản động”, nhưng đối với một số quốc gia khác lại là “tiến bộ”, vì họ muốn hủy bỏ vai trò “cảnh sát thế giới” của Mỹ để Mỹ chỉ lo chuyện ở Mỹ mà thôi. Putin có lý do để vui mừng: Nếu quân Mỹ rút khỏi NATO thì Nga sẽ trở thành cảnh sát của châu Âu. Trước đó không lâu, bức họa châm biếm tả cảnh ông Trump và ông Putin hôn môi âu yếm của truyền thông phương Tây được lan truyền rộng rãi đã phản ánh rõ vấn đề này. Tại châu Á, mừng nhất nhất có lẽ là Triều Tiên: Quốc gia này thường xuyên lên án việc quân đồn trú của Mỹ khống chế từ xung quanh, nếu áp lực này được gỡ bỏ thì họ sẽ giành được thêm nhiều nhượng bộ của Hàn Quốc và Nhật Bản.

 Đối với Trung Quốc, khởi xướng của Trump rõ ràng là một tin vui. Nhiều năm qua Bắc Kinh luôn đề phòng những bước đi nhằm cân bằng chiến lược tại châu Á của Mỹ, vì thế luôn cố gắng để có thể bố trí quân tại nhiều nơi hơn. Hiện nay việc tranh giành hải phận của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng gay gắt, lẽ dĩ nhiên Trung Quốc xem sự xuất hiện của quân Mỹ tại khu vực là mối đe dọa. Trước thềm Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung-Mỹ vòng thứ 8, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, phát ngôn viên chính thức của Trung Quốc thúc giục: “Thực tế Mỹ không có chủ quyền ở Biển Đông, vì thế chúng tôi hy vọng Mỹ tuân thủ nguyên tắc, không đứng trên lập trường là đồng minh mà can dự vào”.

Nếu chính sách của Trump được áp dụng trong thực tế thì Trung Quốc sẽ tự tung tự tác trong tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông. Quan trọng hơn là mục tiêu 60% sức mạnh hải quân Mỹ tập trung ở Châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị “cỗ máy hành chính Trump” phá hỏng vì chủ trương rút quân Mỹ ra khỏi các khu vực trên thế giới của Trump. Nếu thế, Trung Quốc sẽ trở thành “cảnh sát thế giới” số một tại khu vực quan trọng hàng đầu: khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn