08:37 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - sự kiện

Đại hội Hội CSCM bị địch bắt, tra tấn tù đày

Thứ tư - 09/08/2017 15:23
ĐH Hội Chiến sĩ CM bị địch bắt, tra tấn, tù đày

Đại hội đại biểu Hội Tù chính trị yêu nước tỉnh Quảng Trị lần thứ VI

Đăng ngày 07 - 08 - 2017
 
 
 
 
 
100%
 
 

(Web Quảng Trị) Ngày 7/8/2017, Hội Tù chính trị yêu nước tỉnh Quảng Trị tổ chức đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2022.

 

Đến dự có các đồng chí: Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Dũng, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố cùng 101 đại biểu tiêu biểu đại diện cho hơn 1800 hội viên trong toàn tỉnh.

Hội Tù chính trị yêu nước (TCTYN) tỉnh Quảng Trị là một tổ chức chính trị xã hội có tính đặc thù. Từ khi thành lập đến nay, Hội TCTYN tỉnh đã trải qua 5 lần tổ chức đại hội. Đến nay, toàn tỉnh có 1875 hội viên, tham gia sinh hoạt trong 108 tổ chức cơ sở hội.

Nhiệm kỳ qua, Hội TCTYN tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Tổ chức hội các cấp được tiếp tục củng cố và xây dựng vững mạnh. Các cấp hội đã làm tốt công tác chính trị tư tưởng, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Đảng, chính quyền, XHCN, đấu tranh chống lại âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, chống các quan điểm sai trái, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chống quan liêu tham nhũng, tệ nạn xã hội góp phần giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Có trên 90% gia đình hội viên Hội TCTYN đạt gia đình văn hóa, gần 100% gia đình không có con, cháu vi phạm pháp luật.

Cùng với đó, công tác thực hiện chế độ chính sách, giúp nhau trong cuộc sống; công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được các cấp hội quan tâm, thực hiện hiệu quả. Hội đã kết hợp với UBMT các cấp, đồng thời kêu gọi các tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh xây dựng và sửa chữa hàng chục ngôi nhà tình nghĩa cho hội viên; tổ chức thăm, tặng quà động viên trên 500 gia đình hội viên gặp khó khăn.

Nhiệm kỳ 2017-2022, Hội TCTYN tỉnh Quảng Trị đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng củng cố tổ chức hội; tiếp tục làm tốt công tác chính trị tư tưởng, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng; công tác thực hiện chế độ chính sách giúp nhau trong cuộc sống; phối hợp với Mặt trận tham gia phong trào thi đua yêu nước xây dựng quê hương.

Đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại đại hội

Đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại đại hội

 

Phát biểu tại đại hội, đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ghi nhận và biểu dương những kết quả Hội TCTYN tỉnh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng chí nhấn mạnh: Với tính chất của một hội chính trị đặc thù, các hội viên đã được tôi luyện về tinh thần, về ý chí cách mạng, đồng chí mong muốn thời gian tới các hội viên Hội TCTYN tỉnh tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống trung kiên bất khuất trong lao tù, động viên, giúp đỡ các thế hệ con cháu tiếp tục cống hiến sức mình với quê hương, đất nước; tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới, nhất là công tác xây dựng Đảng, chính quyền.

Các cấp hội tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước; xây dựng kế hoạch, giải pháp để hoạt động của hội thực sự thiết thực, phù hợp với thực tế, trong đó chú trọng đến công tác chăm lo đời sống cho hội viên.

BCH Hội Tù chính trị yêu nước tỉnh khóa V và khóa VI chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh

BCH Hội Tù chính trị yêu nước tỉnh khóa V và khóa VI chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh

 

Đại hội đã bầu 10 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ mới, đồng chí Lê Hữu Thăng được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2017- 2022.

                                                                                                                                                                                                    Hồng Hà 

Phát biểu của đ/c lê Hữu Thăng, Chủ tịch Hội NK VI: 
               Kính thưa :………………………………….
               Kính thưa đại hội.
          Hồi năm 2011, khi tôi mới nghĩ công việc, để chuẩn bị nhân sự cho ĐH lần thứ V của Hội tù CTYN tỉnh, anh Trần Văn Quốc, anh Phan Văn Thịnh CT & PCT hội có gặp và đề nghị tôi làm Chủ tịch Hội, tôi xin phép không nhận lời. Để chuẩn bị cho ĐH lần này, hồi tháng 8 năm 2016 ( cách đây gần tròn một năm), sau hội nghị BCH Hội, có 5 đ/c trong BCH gặp tôi và đề nghị tôi làm CT Hội nhiệm kỳ này, tôi vẫn một mực xin từ chối; lý do, vì tôi đã làm CT. LDQV tỉnh, nhiệm kỳ  2013 - 2018, để tránh bị mang tiếng về hưu rồi mà làm Chủ tịch nhiều Hội… nhưng sau đó rất nhiều anh em, bạn bè đến gặp hoặc gọi điện động viên tôi…, từ tình cảm đó đã thúc dục tôi…     và hôm nay đại hội đã bầu tôi làm CT Hội , nhiệm kỳ 2017- 2022.
         Nhân dịp này cho tôi xin được phát biểu vài suy nghĩ, có thể có những suy nghĩ chưa thật phù hợp vì tôi mới tiếp cận công việc của Hội hôm 25 tháng 7 vừa rồi.
1.     Như ta biết, QH chưa thông qua luật về Hội, do đó hội đang hoạt động theo NĐ 45 của CP,  nhưng dù luật hay NĐ thì hội vẫn hoạt động trên các nguyên tắc:
               Tự nguyện
               Dân chủ, bình đẳng
               Tự bảo đảm kinh phí, và tự chịu trách nhiêm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.
               Hội, được hiểu là hội hoạt động xã hội, gồm những người có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động vì lợi ích hợp pháp của hội và hội viên, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  
           Chiếu theo NĐ 45 thì Hội chúng ta không phải là hội CT-XH , nhưng vì nó có tính chính trị rất cao, do hội viên là một lực lượng chính trị gồm những người từng có cùng chí hướng đánh giặc ngoại xâm, có cùng cảnh ngộ là bị địch khảo tra, đánh đập và bị giam tù, những người đã “rèn trong lửa” như thép đã tôi, nên đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm và phê duyệt điều lệ Hội ta là “ Hội chính trị – xã hội có tính đặc thù” và như ta biết: Theo NĐ 45, Hội cấp tỉnh, cấp huyện cấp xã đều là Hội, chỉ khác là: Hội cấp tỉnh, cấp Huyện do CTUBND tỉnh ký cho thành lập, hội cấp xã, phường do CT.UBND huyện ký thành lập (nếu đươc CTUBND cấp tỉnh ủy quyền).  Nhưng ở tỉnh ta, do tính đặc thù của Hội nên lãnh đạo tỉnh công nhận và phê duyệt: Hội tù chính trị yêu nước tỉnh QT có hệ thống tổ chức ở các cấp huyện, TP, TX và cấp xã phường, thị trấn, như vậy đương nhiên chúng ta có một hệ thống tổ chức hội từ tỉnh đến xã , phường, thị trấn, đây là điểm khác biệt với nhiều hội khác, là sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh . Vì vậy, nên trách nhiệm chúng ta phải đem hết khả năng của mình để xây dựng Hội vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của lãnh đạo tỉnh và góp phần tham gia xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
                   
      2. Vấn đề tên Hội. Vì hội viên đều là những người bị địch bắt, tra tấn, tù đài và đã được TTg  tặng kỷ niệm chương cho Chiến sĩ CM bị địch bắt, tra tấn, tù đài . Nhưng chúng ta lại không dùng tên hội là Hội chiến sĩ CM bị địch bắt , tra tấn , tù đày như KNC của TTg; Chúng ta đặt tên hội là Hội tù CTYN trong lúc gần gần phần nửa là tù binh, tuy nhiên chúng ta hiểu chính trị đây theo nghĩa rộng, nghĩa của một hệ tư tưởng chính trị. Nay cũng có ý kiến đặt ra, biết vậy, nhưng đã quen gọi là hội tù CTYN rồi, nên đại hội lần này không kiến nghị đổi tên Hội mà vẫn là Hội tù CTYN nhưng nội hàm của nó là Hội của những chiến sĩ CM bị địch bắt , tra tấn , tù đày tỉnh Quảng Trị.
 
        3. Vấn đề hội viện: Như trên tôi đã dẫn chứng. Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, nghĩa là Hội của những người tù CTYN tự nguyện tham gia chứ không phải hội của tất cả những người tù CTYN. Gồm những người có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động vì lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng theo tôi được biết, nhiều địa phương đã tập hợp danh sách những người bị địch bắt giam và tù đài rồi thành lập Hội và đương nhiên họ trở thành hội viên chứ họ không làm thủ tục để thể hiện tính tự nguyện, như đăng ký bằng chử ký của chính mình để tham gia theo quy định của pháp luật, như vậy là tính pháp lý chưa đủ, vậy có nên tiến hành lại cho đúng thủ tục pháp lý không hay là chấp nhận việc đã rồi, tôi đề nghị với ĐH, giao cho BCH mới nghiên cứu hình thức bổ sung cho phù hợp.
 
        4.  Theo quy định của nhà nước, Hội hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí, nghĩa là nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội không phải là từ NSNN, mà trước hết là từ nguồn hội phí của hội viên và từ nguồn vận động tài trợ của những nhà hảo tâm, NSNN đồng cấp chỉ hổ trợ một phần. Nhưng theo tôi được biết, nhiều địa phương không thu hội phí hoặc có thu nhưng chỉ dùng cho cấp mình, điều đó chưa thật đúng. Theo điều lệ của Hội  đã được UBND tỉnh phê duyệt có quy định: Hội phí do BCH tỉnh hội quyết định và hướng dẩn sử dụng quản lý quỷ hội các cấp theo chế độ tài chính hiện hành.Vì vậy, vấn đề này tôi đề nghị ĐH cũng giao cho BCH mới sẻ nghiên cứu và sẽ ban hành quy định riêng, theo hướng phân chia theo tỷ lệ trên ít, dưới nhiều để thể hiện trách nhiệm tham gia xây dựng Hội các cấp của hội viên và cũng để cho Hội các cấp có thêm nguồn nhất định để chi cho hoạt động của Hội, mà chỉ được phép chi cho quyền lợi của hội viên, như việc ốm đau, ma chay, hiếu hỷ… ( không được chi vào mục chi thường xuyên của hội).
 
        5.  Như báo cáo đã nêu, Hội tù CTYN tỉnh hiện nay có khoảng 1.800 hội viên, người trẻ nhất chắc là tuổi như tôi, như vậy hầu hết là tuổi thất thập, bát thập, cửu thập.…nguyện vọng chung là cần có một cuộc gặp toàn thể để thăm nhau, cùng nhau ôn lại một thời gọi là thời gian khổ nhất nhưng hào hùng nhất, tôi cho rằng nguyện vọng đó là chính đáng và không khó, nếu chúng ta tổ chức theo phương châm xã hội hóa, chỉ xin phép lãnh đạo tỉnh đồng ý, chọn thời gian gặp và nội dung gặp thế nào cho thực sự có ý nghĩa, BCH mới sẽ đưa vào chương trình nghị sự trong nhiệm kỳ này.
 
        6. Như trên tôi đã nói, tuổi thất thập, bát thập, cửu thập là tuổi gần đất xa trời. Rồi một ngày kia và kia nữa, chúng ta cũng sẽ rời thế giới này. Nguyện vọng chung là khi sống cùng đồng đội, đồng cảnh, thì khi về với người thiên cổ cũng phải có đồng đội, đồng cảnh. Vì lẽ đó mà tôi đề nghị, cần kiến nghị với địa phương các cấp, trong ban tang lễ phải có đại diện của hội tù CTYN tham gia để lo và tiển đưa người quá cố, và, theo tôi, đã là hội viên của hội tù TCYN tỉnh thì nhất thiết Hội tù CTYN tỉnh phải có vòng hoa kính viếng (nếu có điều kiện), nếu không có ĐK ( kinh phí ) thì phấn đấu ít nhất cũng có bức trướng và ủy quyền cho hội tù CTYN xã, phường kính viếng. BCH mới sẽ có trách nhiệm vận động nguồn quỷ kết hợp với nguồn hội phí của hội viên để thực hiện được việc đó ngay sau khi đại hội này kết thúc. ( nhiệm kỳ vừa qua ra đi 500 ng, nhiệm kỳ này chắc đông hơn, nếu tính một bức trướng 200.000đ X 500ng thì đã là 100tr/ năm)
 
        7. Thi đua và khen thưởng.
          Bác Hồ nói, ngành ngành thi đua, người người thi đua, già hay trẻ cũng thi đua . Đã là một hội thì cũng có ý thức thi đua với hội khác, đã là hội viên cũng phải có ý thức rèn luyện, phấn đấu, thi đua với hội viên khác. Người già phấn đấu theo cách của người già. Theo tôi, những việc rất thường nhật như: Giử gìn phẩm chất, uy tín của người tù CTYN, gương mẩu trong cộng đồng xã hội ở nơi cư trú cũng là sự phấn đấu, tham gia đóng góp các quỷ QPAN, quỷ vì người nghèo hay để được công nhận gia đình văn hóa cũng là sự phấn đấu…..nếu có điều kiện thì tổ chức SX, kinh doanh để có đóng góp thuế cho nhà nước và giải quyết được vài việc làm cũng là sự phấn đấu, thi đua. Vì vậy hội cần có quy chế khen thưởng và cần chỉ đạo tích cực hơn nửa trong việc bình bầu thi đua để khen thưởng và trình lên nhiều cấp khen: TTg khen, CTUBND các cấp khen, hàng năm thì trình UBMT tổ quốc khen, Chủ tịch hội khen,  nhất là khen thưởng đối với cá nhân, vì rằng về già rồi mà có được tấm BK, GK để cho các cháu noi gương là vô cùng giá trị.
 
           8.  Trong báo cáo trình đại hội có nêu như là một khẩu hiệu hành động của chúng ta. Đó  là Trong lao tù kiên trung bất khuất, sống ngoài đời tình nghĩa thủy chung, vì vậy hơn ai hết , chúng ta phải đoàn kết, thương yêu nhau, chia sẽ với nhau.
           Thưa các đ/c “ Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” một ngày cũng là tù, nhà tù nào cũng là nhà tù, nó dài bằng ngàn thu ở ngoài, Vì thế, tôi muốn tâm sự rằng: Chúng ta không nên có chuyện phân biệt bị giam ở nhà tù nào, vì ai cũng biết rằng sự hà khắc mỗi nhà tù có khác nhau, và trong mỗi nhà tù có khu, có phòng chịu sự hà khắc cũng khác nhau, chúng ta cũng không nên phân biệt tù nhiều hay tù ít, lại càng không nên lấy  thành tích đấu tranh trong nhà tù rồi so sánh, đã kích nhau (dù thành tích đó phải được hết sức trân trọng và tôn vinh),  đã là hội viên thì bình đẳng như nhau, và do đó, việc chọn cán bộ của hội không nhất thiết phải “độ dày hay trung kiên” mà theo đó, phải là những người có SK (có độ dày nhưng SK không có thì không thể), có nhiệt tình, trách nhiệm, có khả năng, có điều kiện, đặt biệt là phải biết giử gìn sự đoàn kết , có phẩm chất chính trị và uy tín của một người  tù CT yêu nước. Có như vậy, hội ta dù là thuộc lớp người già nhưng sẽ là Hội mạnh về tư tưởng và tổ chức.       
 
        Cuối cùng thay mặt đại hội , tôi xin có một kiến nghị với lãnh đạo tỉnh: Tôi biết, Hội TCTYN tỉnh đã nhiều lần đề nghị, trong báo cáo trình Đh lần này cũng đã kiến nghị, đó là: Cho trùng tu di tích xà lim nhà Lao QT (không phải cả nhà lao QT mà chỉ Xà lim), vì: Chính nơi đây là nơi đã giam cầm, hành hạ, hy sinh biết bao chiến sĩ CM, nơi khủng khiếp nhất trong chế độ nhà Lao, là chứng tích tội ác của địch nên cần sớm cho trùng tu để giáo dục cho thế hệ trẻ biết sự tàn ác, hà khắc và sức chịu đựng của các chiến sĩ CM để căm thù giặc và biết yêu chuộng hòa bình, nhưng chưa được quan tâm.
          Nhân đây, chúng tôi cũng kiến nghị sở VHTT&DL: Thành Cổ QT hay nhà Lao QT, đều là những địa danh, di tích lịch sử chiến tranh CM cả, nhưng tính giáo dục nó có sự khác nhau. Thành Cổ để nói lên sự tích chiến đấu anh dũng, kiên cường và sức chịu đựng với bom đạn của chiến sĩ ta qua sự kiện 81 ngày đêm lịch sử. Nhưng nhà Lao QT lại nói lên chế độ giam cầm, sự tra tấn và sức chịu đựng của con người làm CM , vì vậy cần chú ý giới thiệu xà lim nhà Lao Quảng Trị mỗi khi có khách đến tham quan, vì rằng: Ban quản lý di tích thường chỉ giới thiệu Thành cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm chiến đấu mỗi khi có khách tham quan mà không giới thiệu đến  nhà lao Quảng trị
                  Những phát biểu trên đây  không đề cập  hết  các vấn đề công tác của Hội, nhưng theo tôi là những vấn đề đáng quan tâm nhất để chúng ta cùng nghiên cứu.
                  Xin trân trọng cám ơn các đ/c đã chú ý lắng nghe.
 
  
 

 
 
 
 
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn