15:59 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - sự kiện

Gặp mặt bạn đồng niên làng An Thái.

Chủ nhật - 27/01/2013 20:42
Gặp mặt bạn đồng niên làng An Thái.

Gặp mặt bạn đồng niên làng An Thái.

Ngày 27.1.2013, tại trụ sở UBND xã Hải Thượng dã có cuộc gặp mặt bạn đồng niên thuở thiếu thời của làng An Thái, hơn 30 bạn đã đến dự.
- Một số hình ảnh và bài phát biểu của LÊ HỮu Thăng tại buổi gặp mặt:
                                  

                                

                               

                             

                                                                PHÁT BIỂU TẠI CUỘC HỘI NGỘ ĐỒNG NIÊN
                                                                        LÀNG AN THÁI ngày 27/1/2013.
                              Thưa các anh, các bạn !
            Như trong giấy mời có nói, dù đã có ý định từ lâu nhưng chưa tổ chức được. Hôm nay nhân kỷ niệm 40 năm ngày hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết - một ngày vô cùng ý nghĩa, chúng ta hội ngộ trai làng cùng trang lứa trên mảnh đất làng, xã của chúng ta. Trước hết tôi xin cám ơn các Anh, các bạn đã đến dự khá đông đủ,và nhân dịp đầu năm mới - năm 2013, chúc các anh, các bạn sức khỏe, hạnh phúc.
- Sỡ dĩ tôi nói các Anh, là vì ở đây có nhiều người lớn tuổi hơn tôi từ một đến hai tuổi, nhưng tại cuộc gặp mặt này và từ giờ phút này cho tôi được xưng hô là bạn để cho gọn và khỏi khách sáo. 
            Thưa các bạn!  Như ta biết chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, trong đó có những vấn đề mà chúng ta không hề mong muốn, nay chúng ta và con cháu chúng ta đã và đang cùng bên nhau để viết những chương sử mới. Tôi nghĩ, sẽ là những chương đẹp để tiếp tục tô thắm thêm truyền thống của Làng ta,   
  Sự thật, trải qua bao biến thiên của lịch sử, và theo dòng thời gian nên vạn vật có thể thay đổi. Nhưng tình làng , nghĩa xóm - nét văn hóa bao đời của dân tộc Việt Nam và tình bạn, theo tôi nghĩ luôn trường tồn mãi mãi.
               Tuy nhiên, như người ta hay nói:
Mỗi cây mỗi hoa
Mỗi nhà mỗi cảnh.
     Lớn lên ai cũng có cuộc sống riêng của mình, phải lo cho cuộc sống và lo toan bao vấn đề khác nên bạn bè không gần gũi như xưa. Nhưng tôi tin rằng, ai cũng có ký ức về một thời, nhất là tình bạn thời trai trẻ.  
        Thưa các bạn! Ta có thể nói một chút về làng An thái chúng ta, vì một cuộc hội ngộ trai làng thế này mà không nhắc đến công ơn Tiên tổ và truyền thống của Làng thì sẽ là một điều thiếu sót:
       - Làng An Thái chúng ta có nguồn gốc từ Nghệ An, Thanh Hóa trở ra tiến vào vùng Nà (Cam Lộ) sinh sống sau khi Lý Thường Kiệt chinh phục quân Chiêm Thành, lập nên làng An Khang. Sau đám cưới của Công chúa Huyền Trân với vua Chiêm là Chế Mân năm 1306 với sính lễ là Châu ô, Châu lý đã di dân từ vào lập ấp, lập nên làng An Thái chúng ta ngày nay.
       - Theo tôi nghĩ An là để giử gốc làng An Khang, Thái có thể là để cầu mong cho dân làng Thái Thịnh, Thái Hòa...Buổi đầu vào đứng chân ở xứ Nương Hoang . Theo quy luật "Tiền khai khẩn, hậu khai canh"các vị tiền hiền đã lo tìm đất đai để gieo trồng lúa, trồng màu. Lo xa đến công cuộc tương lai như tìm lên vùng gò đồi(Quéng , Choại)... để mở lối cho sự phát triển của con cháu về sau ( vì lúc đó chưa có công nghiệp, dịch vụ, cuộc sống tự cung tự cấp). Tầm nhìn của người xưa cũng 'tự quy hoạch" vùng đất cát để mai táng người quá cố, hợp với vệ sinh và không mất diện tích canh tác về sau. Ranh giới giửa các làng cũng không có căn cứ, dể bị xâm lấn. Để giử đất, xác định biên thổ của làng, những hậu duệ của các đời kế tiếp đã cất bốc mộ chí của các ngài thủy tổ từ làng An Khang (Nà) về an  táng tại ranh giới các làng trên vùng đất mới như: Ranh giới với làng Thượng Xá là nơi an táng ngài thủy tổ họ Lê Công, Đào Bá; ranh giới với làng Trà Lộc, an táng ngài thủy tổ họ Lê Đại; ranh giới với làng Đại Nại, an táng mộ ngài thủy tổ họ Nguyễn Van; ranh giới với làng Long Hưng, an táng mộ ngài thủy tổ họ Lê Bá . Những mộ phần của tiền nhân trở thành nơi con dân của làng lấy làm căn cứ  xác định địa giới đã nói lên thầm ý người xưa, giử làng là giử nước. Dân ta có câu "Làng Nước", nhiều vạn ngôi lang hợp lại thành nước, đó cũng là một điều nhắc nhở tiền nhân với hậu thế .
          Những điều đó nói lên tiên tổ chúng ta đã có công lao to lớn, nhìn xa, trông rộng. Dù đã viết thành sách như hôm nay hoặc chỉ truyền khẩu từ đời này sang đời khác. Nhưng con dân của làng ai cũng tự hào về truyền thống của làng, về sự cố kết của các họ tộc trong làng.
Vì ý thức điều cần lưu giữ đó mà tôi cũng đã viết thành sách. Trong hồi ký "Chuyện kể về một thời " Trong sách tôi đã dành hai chương: Chương một - Chương " Quê hương " để nói về Xã Hải Thượng, vì "Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi" . Chương 2 - Chương "Những bước chân tiền nhân" cũng là Quê hương nhưng để nói về Làng An Thái chúng ta. Tuy nhiên không chỉ nói về các bậc tiền nhân, Và tôi cũng đã trích một câu của nhà văn Nga  Evtouchenko để đưa vào lời nói đầu, viết rằng: Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời/ mỗi số phận chứa một phần lịch sử  (xin gửi tặng)
Thưa các bạn! Tôi vẫn nhớ như in những ngày tuổi thơ của mình sống ở làng, mới đó mà nay đã ở tuổi 60. Đúng như ông Chu Dung Cơ nói :
   Thời gian hối hả,  đời người ngắn ngũi, thoáng chốc đã già.
             Tuổi gìa nhưng cũng phấn đấu để: Tâm không già, tâm linh phải trong lành, tinh thần phải Thăng Hoa.
             Người ta hay nói: Lá rụng về cội,  Đúng! càng về già càng muốn gần gũi với quê hương, làng xóm, bạn bè . Họ nói: người già hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xưa), vì người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành, muốn về lại chốn xưa, gặp lại người thân cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao nhiêu chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại cảm giác của một thời đầy sức sống.
             Qúy trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành ấy là một niềm vui lớn của tuổi già; đó cũng là một lý do -  lý do thứ 2 để có cuộc gặp mặt hôm nay .
    Cuối cùng tôi xin nói chữ: "Bạn ", "Bạn thân" mà tôi sưu tầm được.
 
              BẠN                               THÂN
     B -   Bao dung                         T-    Thương yêu
     -   An lành                            H-    Hiền hòa            
     N -   Nhường nhịn                   Â-    Ấm áp
                                                     N-   Ngọt ngào
 
                                              Và xin đọc câu đối của Ngô Thi Trí - 1776.
 
                                            Hưng lý xưng thiện nhân, tư vinh túc hỷ
                                              Gia đình hữu hòa khí, Hà Lạc như chi .
                                                           Dịch nghĩa:                           
                                    Làng xóm khen người tử tế, vinh hạnh ấy là đủ
                                                        Gia đình có hòa khí còn gì vui hơn.
 
                  Chúc các bạn có cuộc sống để "làng xóm khen người tử tế",  có gia đình hữu hòa khí để "còn gì vui hơn".
                                                                                                        Cám Ơn 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn