16:25 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - sự kiện

KN 65 năm ngày ngành Công Thương ( vào đây)

Thứ ba - 17/05/2016 10:00
KN 65 năm ngày ngành Công Thương ( vào đây)

KN 65 năm ngày ngành Công Thương ( vào đây)

 Ngày 14.5.2016, tại khách sạn Sài Gòn - Đông Hà sở Công Thương Quảng Trị tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày ngành Công Thương Việt Nam, hơn 200 đại biểu đã về dự. Xin trích đăng bài phát biểu của Lê Hữu Thăng, nguyên GĐ sở Thương mại & Du lịch, nguyên PCTUBND tỉnh Quảng Trị:
                                                       
                                                      

                                                     


      Phát biểu của ông Lê Hữu Thăng, nguyên PCT UBND tỉnh, nguyên Giám đốc sở Thương mại & Du lịch tại buổi tọa đàm 65-năm ngành Công Thương do sở Công Thương tổ chức ngày 14.5.2016
 
                                                              ***
             Kính thưa quý vị !
             Lãnh đạo Sở mời tôi phát biểu, tôi nghĩ mãi nên nói gì, vì truyền thống ngành thì đã có bài diễn văn của Giám đốc sở; đánh giá quá trình phát triển và phương hướng phát triển thì anh Nguyễn Hữu Dũng, PCT UBND tỉnh đã phát biểu; những kỷ niệm khó quên thì tôi biết anh Thái Vĩnh Kháng, người làm lãnh đạo ngành lâu hơn tôi nhiều sẽ phát biểu. Tuy nhiên tôi cũng có vài kỷ niệm nhỏ và có vài ý phát biểu:
          Kỷ niệm thứ nhất: Ngày 16.1.1990, tôi từ chức danh Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, được tỉnh điều qua làm Tổng giám đốc Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu Quảng Trị. Thời đó, Cty XNK được xem như một Sở ( dù chức năng chính là KD) nhưng lại là Sở quan trọng nhất, vì cả tỉnh lúc ấy thu ngân sách chỉ 11 tỷ/ năm, trong đó thu quốc doanh chỉ 2,8 tỷ nhưng LHCTy XNK đóng góp hơn 1,1 tỷ. Như ta biết, sự nghiệp đổi mới bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng - năm 1986, nhưng thực sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh là từ 1990, rồi nhà nước bỏ thu quốc doanh, thu chênh lệch sang thu thuế doanh thu, thuế lợi tấc…biết bao khó khăn, thử thách khi chập chững bước vào nghề và bước vào cơ chế thị trường, nhưng đã thành công, đó là một dấu mốc trong cuộc đời ở trong ngành, một kỷ niệm khó quên.
        Thứ hai: Nhớ lại đầu những năm 1990 nhận thức xã hội đối với doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân không phải như bây giờ. Nên năm 1997, Thủ tướng Chính phủ tổ chức cuộc tiếp xúc doanh nghiệp đầu tiên tại Đà Nẵng - mở đầu cho sự nhận thức và đánh giá lại doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân - tôi bức xúc và đã phát biểu trước diễn đàn rằng: Giám đốc (vì lúc đó chưa gọi là doanh nhân) là người đứng đầu một doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển thì đất nước mới phát triển, nhưng hiện nay báo chí với những bài viết, những bức tranh biếm hoạ luôn chỉ trích, chê bai giám đốc (vì bêu rếu GĐ lúc đó như là một đề tài HOT nhất). Họ coi giám đốc đồng nghĩa với ăn chơi trác đáng, tham ô, tham nhũng... nghĩa là mọi thứ xấu xa nhất trong xã hội đều đổ cho giám đốc, tại sao vậy? Ý phát biểu đó một mặt để tăng phần nhận thức của XH đối với đội ngũ doanh nhân, sự quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế đất nước, mặt khác là một tiếng kêu – đòi bình đẳng…Sau đó có rất nhiều bài báo viết, trích đăng bài phát biểu của tôi và nói rằng đó là một “tiếng kêu đúng và dũng cảm”.
            Thứ ba:  Chuyện còn có ý nghĩa thời sự bây giờ – đó là thương hiệu: Hồi tôi làm PCTUBND tỉnh, tôi dẫn anh Phan Văn Dũng, Giám đốc ty Xi Măng vào gặp anh Lê Quốc Phong, TGĐ Công ty phân bón Bình Điền tại Long An để nhờ anh giúp ra xây dựng nhà máy và chuyển giao Công nghệ cho Quảng Trị một nhà máy phân bón NPK, anh Lê Quốc Phong đồng ý và ra xây dựng – chuyển giao, nhưng vì thương hiệu mới quá, hàng khó vào thị trường nên anh Dũng bán cho cty Hương Giang – Huế. Biết được chuyện này, dù Công ty Xi Măng đã lấy tiền cọc, nhưng tôi bàn với anh Phan Văn Dũng kiên quyết lấy lại và bằng mọi cách phải lấy lại để bán cho Cty phân bón Bình Điền vì lý do đơn giản là Bình Điền đã có thương hiệu Đầu Trâu, dễ vào thị trường hơn…. Cho nên như ta biết phân bón Đầu Trâu QT hiện đang phát triển rất tốt, từ công suất 15.0000 tấn/ năm nay lên 60.000 tấn/ năm và kinh doanh rất hiệu quả.
               Kính thưa quý vị!
               Như diễn văn truyền thống của đồng chí Giám đốc Sở đã nêu rõ: Ngành Công Thương đã trải qua bao lần đổi tên, chia tách, sát nhập:  Năm 1951 đổi tên từ Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương (tôi muốn nhắc lại vậy để nói ngành Công Thương không phải là mới có sau này). Năm 1955, Bộ Công Thương tách ra thành làm đôi: Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp (để đáp ứng cho nhu cầu phục vụ chuyên sâu hơn cho sự nghiệp đánh Mỹ, giải phóng dân tộc ). Năm 1958, Bộ Thương nghiệp cũng lại tách ra thành Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương. Năm 1960 Bộ Công nghiệp tách thành Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ. Từ năm 1969 (tôi muốn nói sau thời đại cụ Hồ ) tách ra lập thêm nhiều bộ, nhiều tổng cục trực thuốc Chính phủ, đến 2007 mới lập lại bộ Công Thương , nên lúc ấy hay có câu nói đùa “ Qua Nga tham khảo Nga cũng tách ra nhập vào, về Lào hỏi, Lào cũng nhập vào tách ra… đây là quá trình mò mẫm nên  theo mô hình nào, mô hình các nước XHCN hay là các nước không phải là CNXH.
             Nhưng dù mô hình nào, ngành Công và Thương cũng đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước.  Những người của thế hệ chống Pháp, đánh Mỹ, chắc ai cũng nhớ và không thể không pha chút tự hào với các phong trào thi đua “Vững tay búa, chắc tay súng”, “Vải không thiếu một phân, quân không thiếu một người”, “Giữ dòng điện như giữ mạch máu”, “Không sợ thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng”...,   với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để đánh thắng…”đấy mới là những mốc son chói lọi nhất của ngành Công Thương chúng ta. 
            Kính thưa quý vị!      
            Hôm nay chúng ta gặp mặt tọa đàm nhân KN 65 năm ngày thành lập ngành, tôi thiết nghĩ cứ mỗi lần gặp mặt là mỗi lần “Ôn cổ” với bao chuyện vui buồn, sướng khổ, để sống lại một thời- thời gian khổ nhất nhưng cũng hào hùng nhất và “oách” nhất (vì quyền phân phối nằm trong tay).  Khổng Tử nói “ Khả dĩ vi sư hỷ” dịch nghĩa “ Ôn cổ để tri tân”, “ Ôn cổ” không phải để so sánh, lại càng không phải để lấy cái ngày hôm qua để áp đặt cho ngày hôm nay, cũng không phải lấy thành tựu phát triển của ngày hôm nay mà chê bai ngày hôm qua, vì nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn CM có sự khác nhau, ví như nếu không có HTX thì làm sao mà có sức mạnh để chi viện sức người sức của cho MN đánh Mỹ được, nếu không thực hiện KH hóa tập trung thì làm sao mà nắm được nguồn hàng, thực hiện sự phân phối trong điều kiện thiếu thốn, cung không đủ cầu, phải nhận viện trợ của các nước XHCN được. Cái đó dù chỉ tồn tại trong lịch sử, nhưng cái phải đáng được học tập trong đó là tinh thần liêm - chính, qua thể hiện ở  “Không sợ thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng”
             Kính thưa quý vị!
             Thời kháng chiến, thời nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, Thương nghiệp là ngành quan trọng nhất từ TƯ đến địa phương, kể cả Nội thương và Ngoại thương, là mơ ước của nhiều người được đứng trong nghành…. Còn Công nghiệp thì CN địa phương chưa phát triển, vài cơ sở rất là nhỏ bé, như:  Xưởng cơ khí, xưởng mộc, xưởng rèn, lò vôi, lò gốm, lò gạch ngói thủ công, rồi đến xí nghiệp bia hơi sau này đều gọi là Công nghiệp địa phương. Tuy nhiên nó cũng đóng vai trò quan trọng. 
            Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng, ngành Công Thương được gọi là ngành lớn nhất – vì cả Công nghiệp và Thương mại (coi như hầu hết), là ngành đóng góp lớn nhất vào tổng GDP và thu ngân sách hàng năm , cũng là ngành tạo việc làm phần lớn cho người lao động. Là ngành quan trọng nhất nhưng không phải là ngành được coi trọng nhất, ít cả quyền và ít cả tiền, do cơ chế phân quyền của nhà nước, phần lớn công việc của ngành là thỏa thuận, hiệp y, ít có vai trò quyết định,  Cấp huyện thì  ngành chung và người ta coi trọng ngành khác hơn là là ngành Công Thương; cũng là ngành nghèo nhất , nhà nước đầu tư ít nhất và  tiêu tiền nhà nước cũng ít nhất so với nhiều ngành khác, kể cả ngành trong khối văn hóa, y tế, giáo dục.  
            Qua nhiều năm làm Quản lý nhà nước các ngành trong khối Tài - Mậu, tôi mới nghiệm ra một điều: Chính nghành làm ra tiền nhiều nhất hoặc quản lý tiền nhiều nhất lại ít tiền nhất, nghe ra rất trái khoái nhưng đó là một sự thật, vì không có dự án đầu tư xây dựng, hóa ra đất nước ta đang tồn tại một điều, đó là: Ngành quan trọng nhất (tôi không nói khối nội chính) bây giờ chính là ngành có nhiều dự án nhất..v.v…       
             Xin vài nét tâm sự, sẻ chia về vai trò của ngành trong quá khứ cũng như hiện tai để chúng ta cùng suy ngẫm.
             Vậy để nâng cao vai trò của ngành trong xã hội, chúng ta phải làm gì, chắc chắn không thể đòi Nhà Nước giao dự án mà phải nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước của ngành, việc gì đúng thì kiên quyết bảo vệ, việc gì không đúng thì kiên quyết đấu tranh, luôn có tiếng nói độc lập …..như vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay do chất thải công nghiệp và vấn đề  an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay, hay vấn đề “ Trên rãi thảm, dưới rãi đinh”…ngành phải có chính kiến rõ ràng thì chắc chắn vị thế ngành ngày càng được nâng cao 
               Kính thưa quý vị!
              Trong gần 3.000 doanh nghiệp của QT hiện nay, doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp và Thương mại chiếm hơn 90%, một đội ngũ của ngành rất đông, rất hùng hậu, nhưng thử nghĩ mấy doanh nghiệp gắn bó với ngành để phát huy sức mạnh của ngành. Vậy muốn cho DN gắn bó với ngành, trước hết ngành phải thấu hiểu DN, vì DN dù nói là nền tảng của nền KT đất nước, dù nói đất nước phát triển bền vững hay không phải từ DN, nhưng DN đang chịu một sức ép rất lớn từ các cơ quan công quyền qua thanh tra, kiểm tra. DN kinh doanh càng có hiệu quả thì thanh kiểm tra đến càng nhiều. Ở các nước, một vấn đề nếu là nói đúng cũng được, sai cũng được thì họ sẽ nói đúng cho DN, ở VN thì ngược lại, phần lớn sẽ nói sai nếu không chung chi…Chính vì thực trạng đó đã kìm hãm rất nhiều cho sự phát triển DN và DN phát triển, nhất là DN nhỏ và vừa, dù chính phủ rất coi trọng DNNVV, cho nên, như ta biết Thủ tướng mới đắc cử Nguyễn Xuân Phúc đã chọn một trong những ưu tiên trong chương trình hành động của mình là gặp mặt DN, tại cuộc gặp mặt đó rất nhiều tiếng nói thẳng thắn, hy vọng sẻ có một sự chuyển biến tích cực để cho DN phát triển và cũng chính là cho nền kinh tế đất nước phát triển. 
         Cần thấu hiểu DN, bênh vực DN, tháo gỡ cho DN qua các diển đàn hay qua một hành động cụ thể, phải nhận tức rằng: cơ quan QLNN ngành không chỉ là quản lý mà là “bà đỡ” cho DN, phục vụ cho DN thì tự khắc DN thấy ngành là chỗ dựa của DN và DN tự gắn bó với ngành….Không chỉ thế mà còn định hướng cho DN về SX KD qua nắm bắt cung cầu của thị trường và xu thế phát triển, hỗ trợ cho DN trong áp dụng thương mại điện tử – một việc không hề mới nữa nhưng DN ở QT đang ít quan tâm,  cũng như việc xây dưng thương hiệu, vì thương hiệu vô cùng quan trọng, thương hiệu tốt có thể tăng thêm vài chục phần trăm giá trị sản phẩm.  Còn đối với DN, tôi cho rằng nên gắn bó với ngành, bất kể ngành nghề gì cũng phải có ngành, gắn bó với ngành và phấn đấu cho sự phát triển của ngành, chung tay xây dựng ngành như chung tay xây dựng một thương hiệu vậy, để cho ngành mình ngày càng rõ vị thế hơn.  DN cũng nên cùng nhau lập ra hiệp hội hay CLB các DN thuộc ngành (luật cho phép) nhưng theo tôi, không phải hiệp hội ngành Công Thương mà Hiệp hội KD Thương Mại, hiệp hội DN Công Nghiệp để mang tính chất nghề nghiệp hơn, sát hơn, thông qua hiệp hội Sở gần gũi DN hơn, để nghe được tiếng nói của DN hơn.
                Kính thưa:
      Xin mạo muội vài ý trên, có thể có những điểm không phù hợp, không chuẩn xác, vì về hưu đã gần 5 năm, thông tin không đầy đủ, mong các đ/c lượng thứ.
     Sau đây, xin phép, cho tôi được tâm sự thêm với những người đã về hưu, tức là đã về với tuổi già:
             Như ông Chu Dung Cơ nói “Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già”. Trẻ thì có bao nhiêu điều mơ ước nhưng người già thì chắc chỉ một ước mơ, mơ luôn có sức khỏe, vì “Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vinh quang là quá khứ, sức khỏe mới là của mình”, chúc cho các đồng chí có nhiều sức khỏe, và chúc cho chúng ta phấn đấu để già nhưng; Tâm không phải già, tâm linh phải trong lành, tinh thần phải thăng hoa 
             Tôi nhớ tôi có sưu tầm được mấy ý trong một bài viết nào đó - Ý nói rằng: Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia nữa, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này, tiền bạc danh vọng, quyền lực ... tất cả với ta cuối cùng rồi cũng sẽ trở thành vô nghĩa, còn ý nghĩa chăng là những gì ta đã tạo ra với thế giới này. Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống?
      Điều Quan trọng đó không phải là những gì bạn mang theo bên mình, mà những gì bạn đã đóng góp cho tha nhân.
      Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.
      Quan trong không phải là quyền lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh.
      Quan trọng không phải là những thành công mà bạn đã có được trong cuộc đời mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.
      Qua đây, chúng ta muốn nhắc nhở, nhắn nhủ với các thế hệ nối tiếp, hãy phấn đấu như những câu phương ngôn trên để cho cuộc sống sau về già có được chữ thanh cao.  
                                                                 Xin cám ơn
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn