Nợ công VN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại, nợ công nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước (49.500 tỉ đồng, hay 1,38% GDP) thì sẽ là 2,656 triệu tỉ đồng, hay 66,4% GDP trong năm 2014. Như vậy, sẽ chênh lệch tới 6,5 điểm phần trăm so với nợ công được công bố. Nợ công, theo Luật Quản lý nợ công là 2,395 triệu tỉ đồng, hay 59,9% GDP đến cuối năm 2014. Báo cáo của bộ này đánh giá khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) còn hạn chế, và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên mức độ an toàn nợ công là không bền vững.

 Bộ KH đánh giá khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) còn hạn chế, và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên mức độ an toàn nợ công là không bền vững, phân tích các chỉ tiêu về khả năng trả nợ:

Chẳng hạn, nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách lớn hơn 30% (giai đoạn 2013- 2015 lần lượt là 33%, 38%, 45%). Bội chi ngân sách liên tục 10 năm (bình quân giai đoạn 2006- 2015 là âm 5,43% GDP). Bội chi lớn hơn chi đầu tư phát triển (năm 2014, 2015 tương ứng là 54,9 và 31.000 tỉ đồng). Chi thường xuyên nhỏ hơn thu từ thuế, phí và lệ phí (năm 2014, 2015 tương ứng là 74,8 và 14.100 tỉ đồng).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ lệ tổng nghĩa vụ trả nợ công/thu NSNN lên tới gần 38% trong năm 2014 và 45% năm 2015; tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ chính phủ/thu NSNN vào khoảng gần 26% năm 2014 và 32% năm 2015. Điều này cho thấy, các tỷ lệ trả nợ đang ở mức cao và có xu hướng tăng, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn nợ công.

Bên cạnh đó, cân đối nguồn trả nợ trong NSNN không đủ, vay để trả nợ gốc ngày càng tăng. Vay trả nợ gốc năm 2014 gần 80.000 tỉ đồng; năm 2015 là 130.000 tỉ tồng

Hơn nữa, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức bình quân của các nước đang phát triển và các nước trong khu vực.