Phát biểu của Lê Hữu Thăng tại buổi gặp mặt thân mật và ra mắt cuốn Hồi ký “Chuyện kể về một thời”ngày 5 thang giêng năm Nhâm Thìn

Phát biểu của Lê Hữu Thăng tại buổi gặp mặt thân mật và ra mắt cuốn Hồi ký “Chuyện kể về một thời”ngày 5 thang giêng năm Nhâm Thìn
Kính thưa: Các đại biểu
Quý Chú bác, anh chị và các bạn bè thân hửu
Trước hết cho phép tôi và gia đình xin được bày tỏ niềm xúc động và cảm ơn sâu sắc trước sự hiện diện đầy thịnh tình của quý vị hôm nay. Xin gửi đến các Bác, các chú, các đại biểu, các anh chị, các đồng chí và bạn bè thân thiết lời chúc mừng năm mới Mạnh khỏe - Hạnh phúc, An khang - thịnh vượng!
Kính thưa quý vị!
          Tôi tham gia cách mạng từ năm 1967; đến nay đã trải qua 45 năm công tác nay được nghĩ, Quá trình công tác, ngoài sư nỗ lực phấn đấu của bản thân còn có sự quan tâm vun đắp, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo các cấp mà tôi đã trải qua, của các đồng chí, đồng đội, đồng cảnh và bạn bè thân hữu. Vì vậy, tôi muốn có cơ hội này để được nói lời cám ơn chân thành nhất của tôi, xin được tri ân và mãi mãi tri ân những tấm lòng quý báu đó.
 
          Kính thưa quý chú bác, anh chị!  
          Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 ( tháng 9/2011), tôi được nghỉ cấp ủy tỉnh (sau 25 năm kể từ ngày vào cấp ủy Bình Trị Thiên). Dù sau đó còn bận công việc của Nhà nước nhưng cũng có thời gian hơn nên tôi đã bắt đầu viết cuốn hồi ký. Ban đầu tôi viết với ý thức để lưu giữ lại những câu chuyện từ trong kháng chiến đến xây dưng, từ bao cấp cho đến thời kỳ đổi mới cho các thế hệ mai sau đọc, nên tôi chọn tên của cuốn sách là: Chuyện kể cho mai sau. Nhưng sau đó suy nghĩ, với "độ dày" mình không cho phép, nên tôi đã đổi tên của cuốn sách là "Chuyện kể về một thời".
            Cũng chính vì vậy mà ngay từ lời nói đầu của cuốn hồi ký, tôi đã viết: Đọc hồi ký "Đạp lên đầu thù" của Trần Hữu Dực“Đất quê hương” của Lê Văn Hoan; “Theo bước thời gian” của Hoàng Phùng thì sự đóng góp của mình vào sự nghiệp cách mạng còn nhỏ bé quá. Nhưng dẫu sao mình cũng đã đi qua những năm tháng tù đày, bom đạn, được sống trong những năm bao cấp đến thời kỳ đổi mới nên tôi muốn lưu giữ lại qua những trang hồi ức, và tôi đã cố gắng thuật lại những việc mình đã chứng kiến, trải qua -  vui mừng hay trăn trở. Tôi viết không nhằm để lưu danh hay công trạng, mà một điều giản dị là kể để cho thế hệ mai sau biết rằng đất nước, quê hương mình đã đi qua những năm tháng như thế, để thấy giá trị của cuộc sống hôm nay .
          Đồng thời với những dòng chữ mà tôi đã viết, tôi dành tất cả niềm tri ân sâu sắc đối với quê hương, đối với họ tộc, đối với những người đã hướng cho mình đi theo con đường cách mạng và những người đã đùm bọc, nuôi dưỡng mình trong những năm tháng hoạt động bí mật; những anh em, đồng chí, đồng đội, đồng cảnh đã hy sinh hay còn sống; những người đã từng giúp đỡ, cộng tác tích cực với bản thân trong quá trình làm việc ở các cương vị khác nhau.
         Kính thưa quý vị
          Để có được cuốn hồi ký ra mắt vào dịp tôi cũng vừa tròn 40 năm tuổi đảng, dịp vừa được nghỉ công tác và được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, và là dịp kỷ niệm 40 năm ngày anh em chúng tôi thoát khỏi địa ngục trần gian -  nhà lao Quảng Trị 1972 . Tôi xin chân thành cám ơn nhà báo Lê Đức Dục, nhà báo Nguyễn Hoàn, bạn Lê Văn Dăng, Trung tâm Tin học Văn phòng UBND tỉnh và một số anh em thân thiện khác đã giúp đỡ tôi.
           Một lần nửa tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã dành thời gian quý báu để đến chung vui với tôi và gia đình chúng tôi.