Gặp mặt kỷ niệm 45 năm ngày" Chiến thắng trở về"

Ngày 27.4.2018 Hội tù chính trị yêu nước thỉnh tổ chức gặp mặt hơn 260 anh chị em " Chiến thắng trở về" nhân kỷ niệm 45 năm ngày trao trả tù binh " (1973-2018) và 43 năm ngày MN hoàn toàn GP. Một số hình ảnh và bài PB của Chủ tịch Hội TCTYN Lê Hữu Thăng
                                                
                                                                                  Đ/c Nguyễn Văn Hùng , tặng lamgx hoa chúc mừng

                                                
                                                                                                         Chủ tịch Hội TCTYN PB

                                                
                                                                                                                  Bí thư TU phát biểu

                                               
                                                                                              BT tỉnh đoàn PB

                                               
                                                               Lãnh đạo TU,HĐND,UBND,UBMT tỉnh, thị xã QT và các ngành hữu quan, đoàn thể về dự đong đủ

                                                       Kính thưa:  Toàn thể các đồng chí
                  Trước hết, xin TM cho Ban thường vụ Hội TCTYN tỉnh và anh chị em “ Chiến thắng trở về ”, xin cám ơn đ/c Nguyễn Văn Hùng, UVBCHTƯ Đảng, BTTU, CTHĐND tỉnh ; Cám ơn các đ/c lãnh đạo HĐND,UBND, UBMTTQ tỉnh và thị xã QT; Cám ơn đại diện lãnh đạo các ngành, các đoàn thể, các Hội cấp và các nhà tài trợ đã về dự buổi gặp mặt hôm nay.
        Và nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cám ơn lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, các ngành đã quan tâm cả vật chất và tinh thần đến hoạt động của các cấp Hội TCTYN nói chung và quan tâm đến anh chị em TCTYN nói riêng.
                 Kính thưa …
        Năm tháng trôi qua, nhưng cuộc đấu tranh dành độc lập của dân tộc ta mãi mãi là những trang sử vàng chói lọi,  là niềm tự hào to lớn của các thế hệ người Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh oanh liệt đó, có sự đóng góp của hàng triệu triệu cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào yêu nước bị giam cầm trong các nhà tù đế quốc, thực dân. Đấu tranh trong các nhà tù là một bộ phận khăng khít của phong trào đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc chống thực dân và đế quốc xâm lược. Đó là cuộc đấu trí, đấu lực mà trong tay không một tấc sắt vô cùng gian nan, ác liệt mà những người yêu nước, các chiến sĩ cộng sản chấp nhận hy sinh .   
        Qua đoạn Vidio Clíp mà chúng ta đã được xem vừa rồi, đó là những hình ảnh kháng chiến hào hùng nhất và những hình ảnh (hiếm) của cảnh anh chị em bị bắt, bị tra tấn, bị tù đày chân thực nhất, sinh động nhất và những hình ảnh minh họa cũng từ những sự thật mà nhiều người tù chính trị, tù binh yêu nước đã trải qua.
        Rỏ ràng, ngục tù chính là nơi bóng tối khủng khiếp nhất,  kẻ địch đã bộc lộ tính tàn bạo tột cùng của chủ nghĩa thực dân. Nhưng trong bóng tối ấy, họ vẫn hướng về ánh sáng, tìm ra ánh sáng và cao hơn là chính họ đã toả ra ánh sáng làm bừng tỉnh ngục tù.
          Sự tàn bạo, dã man của kẻ thù càng làm sáng ngời khí phách  và chủ nghĩa anh hùng CM của người chiến sĩ CS và quần chúng yêu nước.  Những chiến công bất khuất, những hành động anh hùng, sự hy sinh cao cả của những đảng viên cộng sản, của cán bộ, chiến sĩ , của đồng bào yêu nước trong cuộc đấu tranh “ một mất một còn” với địch tại các Nhà tù mãi mãi là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ   tiếp tục gánh vác sự nghiệp dựng nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
         Kính thưa …
         Những ngày trong bóng tối chốn lao tù, dù không có tin tức , nhưng chúng ta luôn tin tưởng chắc chắn sẽ có ngày thắng lợi và đã kiên trì, bền bỉ đấu tranh với kẻ địch chờ đến ngày thắng lợi, và ngày đó đã đến – ngày 27 tháng 1 năm 1973 Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã phải chịu ký hiệp định Paris, chấm dích chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tiếp đó hai bên thực hiện việc trao trả tù binh, tù chính trị tại các điểm: như Đức Phổ - Quảng Ngải, Bồng Sơn- Bình Định, Minh Hòa – Bình Long , nhưng phần lớn là ở Tây Ninh, Lộc Ninh và sông Thạch Hản, Quảng Trị. Như ta biết, kẻ địch không muốn trao trả, nên đã dùng trăm phương ngàn kế để trì hoản, để che dấu và chính vì thế mà ngoài số gần 30.000 người trao trả năm 1973, còn có 3506 người năm 1974  chúng mới chịu trao trả. Cũng có rất nhiều anh chị em chúng di chuyễn đi các nhà tù khác nhau để che dấu vì vậy có nhiều đồng chí mãi đến chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lần lượt các Nhà tù được giải phóng , anh em mới được trở về vì vậy họ đều là những người chiến thắng
         Hôm nay, bên dòng sông Thạch Hản - nơi có nhiều anh chị em được trao trả năm 1973, nhân kỷ niệm 45 năm ngày “Chiến thắng trở về” (1973-2018),  Hội TCTYN tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 260 anh chị em “Chiến thắng trở về” . Đây là cuộc gặp mặt không chỉ mang ý nghiã kỷ niệm mà là hoạt động nhằm tôn vinh những người đã xã thân vì nước nhân ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.4.1975 và  là sự động viên anh chị em tù CTYN tiếp tục phát huy truyền thống của người chiến sĩ CM bị bắt và tù đày trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.           
            Kính thưa …
         Toàn tỉnh chúng ta hiện còn hơn 1700 hội viên Hội TCTYN, là một lực lượng chính trị không nhỏ, chúng ta dám khảng định rằng: Hơn ai hết chúng ta là những người trung thành nhất với Đảng, với CM, vì chúng ta là những người đã từng xã thân vì nước, đã từng chịu đựng những ngón đòn tra tấn cực hình trong ngục tù để bảo vệ Đảng , bảo vệ CM.
         Hôm nay chúng ta gặp nhau, là dịp để chúng ta  hồi tưởng lại những ký ức của một thời - thời khổ ải nhất, uất hận nhất.
        Tuy nhiên, chúng ta không chỉ gặp để hồi tưởng về quá khứ mà còn để  nói với nhau, hãy tự hào về quá khứ vì đó là quá khứ hào hùng nhất, oanh liệt nhất, dũng cảm nhất;  quá khứ của “đắng cay và chung thuỷ”, quá khứ của “gan góc và dạn dày”. Nhưng, nếu chỉ nói về quá khứ thì cũng chỉ là quá khứ . Cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta ở phía trước. Muốn cho quá  luôn đẹp, thì chúng ta càng phải tiếp tục vươn lên. 
         Khổng Tử có nói “ Khả dĩ vi sư hỷ”, dịch nghĩa “ Ôn cổ để tri tân”. Hôm nay chúng ta có “ôn cổ”, nhưng“ Ôn cổ” không phải để so sánh, lại càng không phải để lấy cái ngày hôm qua để áp đặt cho ngày hôm nay, vì nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn CM có sự khác nhau, dù thời buổi hôm nay có người nói là thời buổi làm ăn, họ ưa nói chuyện nay mai, chuyện làm kinh tế. Nhu cầu đó thật chính đáng, chẳng có gì đáng chê trách cả. Nhưng muốn mùa màng bội thu thì làm sao mà từ chối chuyện gieo trồng cây lúa, có ngày hôm nay thì phải nhớ ngày hôm qua.
       Những gì mà thế hệ của TCTYN đã trải qua sẽ là tiếng ngân của lịch sử. Vì vậy, “ôn cổ ..” còn rồi về nhà ông bà kể cho cháu nghe, cha mẹ kể cho con nghe, vì đó là một thứ hành trang vô cùng cần thiết cho chúng ta hôm nay và con cháu mai sau. Nó sẽ khiến cho chúng ta bừng tỉnh trong mỗi cơn say, dừng lại trong mỗi bước đi sắp ngã…
            Kính thưa … 
            Như đã nói, Trong số chúng ta có người chiến thắng trở về, có người về sau ngày chiến thắng. Tất cả dù ít nhiều đều mang trên mình những vết thương đau. Do yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới nên có người tiếp tục công tác, có người trở về với cuộc sống đời thường, Có người may mắn, có người thiệt thòi, còn có người gặp phải cảnh éo le, khắc nghiệt, nhưng đã cố gắng vươn lên trong cuộc sống, chăm lo phát triển kinh tế, quan tâm phát triển cộng đồng và giáo dục con cháu phát huy truyền thống cha anh . 
           Tuy nhiên, ai cũng có cuộc sống riêng của mình, phải lo cho cuộc sống và lo toan bao vấn đề khác nên anh em, đồng chí, đồng cảnh không gần gũi như xưa. Nhưng tôi tin rằng, ai cũng có ký ức về một thời – thời gian khổ nhất nhưng vinh quang nhất.
                   
           - Khi nói về cuộc sống, tôi nhớ tôi có sưu tầm được một bài viết, ý - như sau:
           Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn  bị, nhưng rồi một ngày kia nữa, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này; tiền bạc, danh vọng, quyền lực ... tất cả với ta cuối cùng rồi cũng sẽ  trở thành vô nghĩa, còn ý nghĩa chăng là những gì ta đã tạo ra với thế giới này.
         Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống ?
       - Điều Quan trọng đó không phải là những gì mang theo bên mình, mà những gì mình đã đóng góp cho tha nhân.
      - Quan trọng không phải là mình quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi  mình qua đời.
      - Quan trọng không phải là quyền lực , mà chính là tính cách - là những gì mà mình đã cư xử với mọi người xung quanh.
      -  Quan trọng không phải là những thành công mà mình đã có được trong cuộc đời mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.
          Thưa các đ/c !
          Hội viên Hội TCTYN chúng ta hầu hết đã ở tuổi thất thập, bát thập, cửu thập cả rồi. Tôi thuộc người trẻ nhất nhưng cũng đã ở tuổi 65, tức là thuộc về lớp tuổi già.
            Đúng là :
            Thời gian hối hả,  đời người ngắn ngũi, thoáng chốc đã già.
            Họ nói: người già hay hoài cựu ( hay nhớ chuyện xưa), vì người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành, gặp lại người thân cùng nhắc lại những vui buồn,ước mơ của thời trai trẻ có như vậy mới tìm lại cảm giác của một thời đầy sức sống.
             Qúy trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành ấy là một niềm vui lớn của tuổi già  .
             Tuy già nhưng cũng phải phấn đấu để: Tuổi già nhưng:Tâm không phải già, tâm linh phải trong lành, tinh thần phải  thăng hoa.
              Tuổi này cũng là  tuổi phải đặc biệt chăm lo cho sức khỏe , vì như CDC nói " Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẽ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình "
           Kính chúc tất cả chúng ta sức khỏe !  
                        Xin cám ơn