19:02 ICT Chủ nhật, 08/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Một số bài viết về Lê Hữu Thăng

GẶP "KIẾN TRÚC SƯ" KHU KINH TẾ LAO BẢO - Việt Yên

Thứ ba - 10/01/2012 16:00
Khu Kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo được như hôm nay sau 12 năm ra đời và phát triển, công lớn phải nhắc đến Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Lê Hữu Thăng. Người được anh em, bạn bè xem như "kiến trúc sư” của thành phố trẻ này. 
Sc nóng tng ngày
Nhiều người ví cái sức "nóng” của Lao Bảo giống như cậu bé mới lớn tự cởi áo phăng ra để lộ một thân hình đầy sức hấp dẫn, chứ không cần phải đợi đủ tuổi quy định mới là... trưởng thành. Cảm giác chung của du khách khi đến Lao Bảo hôm nay là bất ngờ trước sự thay đổi quá nhanh chóng.
Không ít thiếu gia đi xế hộp hằng ngày tập trung trước khách sạn Sê Pôn uống cà phê, tán gẫu. Hình ảnh trẻ trung ấy của Lao Bảo khiến không ít người ở miền xuôi, thành thị đồng bằng phải thèm. Vì hơn mười năm trước đây chỉ là những đồi bạt ngàn cỏ lau. Peter Lamd, một nhà nghiên cứu xã hội học của Anh đã bộc lộ sự say mê trong một lần trở lại Lao Bảo. Peter Lamd nói rằng, thành phố nào thì "kiến trúc sư” đó và ông đã đánh giá rất cao về người " kiến trúc sư” thành phố trẻ Lao Bảo. Tôi giới thiệu với Peter Lamd đó là ông Lê Hữu Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị - Kiêm trưởng Ban quản lý khu này. Ông Thăng đã dành phần lớn thời gian từ khi còn làm Giám đốc Sở Thương mại rồi đến Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, cho Khu kinh tế Lao Bảo.
Nét đặc thù của Khu kinh tế Lao Bảo hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam nên để có như hôm nay, vị "kiến trúc sư” ấy trước hết phải là một nhà làm chính sách giỏi. Muốn Lao Bảo ổn định, buộc phải có một cơ sở hạ tầng mềm - đó là hệ thống chính sách hết sức linh động, phù hợp. Ông Thăng đã đi cùng với Bộ Thương mại đến nhiều nơi, nhiều nước, đến Chilê, Thẩm Quyến... tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế thương mại của thế giới để về áp dụng một cách sáng tạo cho Lao Bảo. Trong một lần nói chuyện, ông Lê Quang Vĩnh - Phó ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị, người từng sát cánh với ông Thăng, kể rằng: "Anh Thăng nhiều lần tâm sự với anh em không có chính sách là không giải quyết được việc gì. Nhiều lần đi làm chính sách cho Khu kinh tế Lao Bảo, anh Thăng "đấu” với các bộ, ngành từng chữ, từng câu trong các văn bản liên quan. Không có sự nhiệt tình, trách nhiệm của anh Thăng là không có Quyết định 11 của Thủ tướng, mở ra cơ hội lớn cho Lao Bảo phát triển. Nhiều lần tưởng chừng như Lao Bảo bị đứt gánh vì chính sách quá vướng mắc, nhưng anh Thăng cùng cộng sự đã giải quyết rất ngoạn mục”.
 
Tác giả đón đoàn Ngoại trưởng các nước ASEAN thăm cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, ngày 13-1-2010

Chuyện là, từ tháng 11-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 219 về việc ban hành quy chế Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo. Tuy nhiên, do chính sách rất mới, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam nên đã nảy sinh nhiều vướng mắc, một số bộ không ra thông tư hướng dẫn được. Mãi đến tháng 1-2002, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành quy định sửa đổi quy chế Khu thương mại Lao Bảo. Nhưng hai quyết định này lần lượt bộc lộ nhiều bất cập. Và điểm nhấn quan trọng để Lao Bảo thăng hoa, là vào tháng 1-2005, với sự nghiên cứu của ông Thăng và những chính sách ông đề nghị Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 11 ban hành quy chế Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, thay thế hai quyết định trước đó. Đây là cột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển Khu kinh tế Lao Bảo.
Hơn mười năm cho cả đời người
Ông Thăng nhớ lại: "Riêng hành trình xin được hai chữ "đặc biệt” để đưa vào Quyết định 11 cho Khu kinh tế Lao Bảo đã là một kỳ công”. Đầu tiên ông đề nghị Bộ Thương mại trình lên Thủ tướng Chính phủ xin cho Lao Bảo hưởng cơ chế "đặc khu”, song Thủ tướng cho rằng dùng hai chữ này chưa được, phải có chữ gì thay vào cho phù hợp. Ông đã chuẩn bị sẵn trong đầu rồi nên đề nghị bộ trình lại với Thủ tướng là hai chữ "đặc biệt” và lần này thì Thủ tướng đồng ý và mong muốn phải làm tốt hơn nữa cho Lao Bảo xứng đáng là một mô hình phát triển mới của Việt Nam”.
Với sự phát triển của Lao Bảo, công việc lớn nhất, có tính chất quyết định nhất là việc phối hợp các bộ, ngành xây dựng các văn bản pháp luật. Nhờ sự năng động của "kiến trúc sư” Lê Hữu Thăng mà Thủ tướng Chính phủ đã ra nhiều quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế để có được chính sách ưu đãi cao nhất đảm bảo để Khu kinh tế Lao Bảo vận hành thông suốt, kịp thời, có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

 
Chụp hình với Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Bunnhang Volachit vào dịp Tết Bunpimay, ngày 13-4-2004, Savannakhet, Lào 

Khi chính sách "bị tắc”, ông lại lập tức tìm cách xoay sở. Nhớ lại Quyết định 33/2009 của Chính phủ ra đời, du khách không còn được mua hàng miễn thuế với giá trị 500 ngàn đồng/người tại các khu phi thuế quan. Trong quyết định này, Lao Bảo đã bị "lôi” vào. Song khi ông Thăng tìm lại các quyết định để "đấu” thì phát hiện chưa có văn bản nào gọi Lao Bảo là khu phi thuế quan mà chỉ nói “coi như khu phi thuế quan đặc biệt”. Cuối cùng ông đã "cứu” Lao Bảo thoát khỏi "cái cùm 33” ấy, điều này giúp cho Lao Bảo trở nên sầm uất, không vắng khách như các khu kinh tế khác trong nước. Ông Thăng nói: "Ở một số bộ, ngành Trung ương khi bàn hành văn bản áp dụng chung cả nước, thường không tính đến Khu kinh tế Lao Bảo. Khu này có quy chế riêng và có chính sách thí điểm, nên khi Lao Bảo bị vướng mình phải chủ động đề nghị Trung ương để tháo gỡ. Đôi lúc để tháo gỡ được phải mất thời gian hàng tháng, có khi đến cả năm làm nhà đầu tư nản lòng, tạo ra sự nghi ngại không đáng có. Đến hôm nay Lao Bảo đã có được hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ chỗ chỉ có 12 doanh nghiệp nay Lao Bảo có hơn 250 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 160 dân/doanh nghiệp. Lao Bảo có 50 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 2.300 tỷ, đến từ Hà Nội như Tập đoàn Thái Hoà, Công ty Bạch Đằng; đến từ thành phố Hồ Chí Minh như Công ty Thiên niên kỷ, Công ty Nam Hiệp Thành, Tập đoàn Mai Linh, trong đó có 5 dự án đầu tư có 100% vốn nước ngoài. Hơn 10 năm kể từ khi thành lập, Khu kinh tế Lao Bảo đã có bước phát triển mạnh, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2007 đạt 1.003 tỷ, tăng 7 lần so 1997. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2007 đạt 50 triệu đồng/người, tăng gần 9 lần so 1999. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ chiếm 56,7%. Thành phố trẻ Lao Bảo thực sự đã vươn mình đứng dậy. Không ai không biết đến "kiến trúc sư” tài ba Lê Hữu Thăng - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị. Điều khiến ông Thăng trăn trở nhất là làm sao cho Khu kinh tế Đensavan của Lào (bên kia cửa khẩu) phát triển để nền kinh tế hai nước dựa vào nhau mới có thể phát triển bền vững. Ông cũng mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm hơn tới thành phố trẻ Lao Bảo.
Bây giờ là tháng bảy, dọc đường đến Lao Bảo hoa phượng trổ đỏ rực, đẹp đến nao lòng. Ngắm thành phố trẻ, ngẫm lại chỉ hơn 10 năm, từ một đồi lau lách, Lao Bảo đã trở thành khu kinh tế, thương mại đặc biệt của Quảng Trị. Bất chợt câu thơ xưa của cố thi sĩ Ngô Kha qua giọng ngâm của sơn nữ người Vân Kiều ở quán Mê Kông:
"Ta sẽ thấy và nhất định thấy
Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo
Một thị trấn yêu kiều qua nẻo Làng Vây”.

Tác giả bài viết: VIỆT YÊN

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn