16:42 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Bình luận hồi ký

Lê Khả Phiêu, nguyên TBTBCHTW Đảng CSVN

Lê Khả Phiêu, nguyên TBTBCHTW Đảng CSVN

              Tháng 3 năm 2012, tôi nhận cú điện thoại từ thư ký ông Lê Khả Phiêu, nguyên TBT BCHTW Đảng nói rằng, gửi cho ông cuốn hồi ký " Chuyện kể về một thời", sau đó ông vào dự tọa đàm KN 40 năm ngày QT giải phóng - 30.4.2012 ông nhắc đến cuốn HK khi phát biểu nên sau đó tôi mới dám xin ông cho mấy dòng để đăng khi tái bản. Hôm qua lại nhận cú điện thoại từ anh Hồ Đại Nam Chánh văn phòng tỉnh ủy nói : ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước vào thăm và nói văn phòng gọi cho anh xin cuốn HK . Sáng nay lên ăn sáng cùng ông và tặng cho ông ( ảnh chụp sáng 23.8.2016).  

Thơ: CẢM NGHĨ VỀ : MỘT THỜI ( Đậu Trung Thành )

        Từng con chữ cuốn hút tôi mê mãi
Mắt đuổi theo dòng hồi ký không rời
Lật từng trang năm tháng đời người
Lòng se thắt nỗi niềm: cảm phục.
 
 

Buì Hào

Cuốn "Hồi Ký Kể Về Một Thời" đã mang ký ức của tuổi thơ sống lại trong tôi, của một thời mà tác giả Lê Hữu Thăng , xứng đáng là một thiếu niên và một thanh niên đã bước đi những bước tiên phong cho các đồng bạn học hỏi và noi gương. Giành lấy độc lập đã là hàng triệu lần kham khổ, xây dựng đất nước còn khó hơn.
Thân chúc LHT và gia quyến mạnh khỏe, bình an để tiếp tục cống hiến cho quê hương Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.


Viết Từ Nam California, Hoa Kỳ ngày 2 tháng 9 năm 2012

Mr. Bakher Bui
Làng Ba Khê, xã Hãi Thượng

Lê Văn Hoan

           Mở đầu tập hồi ký "Chuyện kể về một thời", tác giả Lê Hữu Thăng viết mấy dòng hết sức khiêm tốn: "Tôi không có ý định viết hồi ký vì cuộc đời hoạt động Cách Mạng không đủ độ dày để viết...", nhưng đọc cuốn sách của anh ...
           
                                                                                  ***

  Mở đầu tập hồi ký "Chuyện kể về một thời", tác giả Lê Hữu Thăng viết mấy dòng hết sức khiêm tốn: "Tôi không có ý định viết hồi ký vì cuộc đời hoạt động Cách Mạng không đủ độ dày để viết...", nhưng đọc cuốn sách của anh đã cho thấy một phần lịch sử của quê hương qua góc nhìn của một người con đã dấn thân mình vào dòng chảy của cuộc Cách Mạng đấu tranh cho ngày độc lập, cũng như nỗ lực hết mình vì sự phát triển của quê hương sau ngày thống nhất đất nước. Chính vì thế, tập sách cũng đã thể hiện rõ mong ước của tác giả: " Những năm tháng vẫn hằn lên cuộc đời, vẫn gọi về ký ức. Những miền ký ức ấy rồi một ngày kia tôi sẽ mang về cát bụi. Những chuyện của quê hương, chuyện cuộc đời của mình, tôi muốn lưu giữ lại qua trang hồi ký, không nhằm để lưu danh công trạng, một điều rất giản dị chỉ để lại với con cháu của mình biết rằng đất nước ta, quê hương ta, gia đình ta đã đi qua chặng đường như thế...".
           Cách đây gần một năm, anh Lê Hữu Thăng có nói với tôi ý định viết hồi ký, tôi thực sự rất mừng. Đến hôm nay thì ý tưởng đó đã trở thành hiện thực, cầm trên tay tập sách "Chuyện kể về một thời" do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản, tôi rất cảm động vì quê hương ta lại có thêm một tập viết như là bản phụ trang của lịch sử Đảng bộ địa phương với những câu chuyện kể qua hồi ức của một người trong cuộc về "Một thời đạn bom, một thời hòa bình" của quê hương. Hơn 350 trang sách viết về những câu chuyện xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc vào những năm đầu đổi mới Đất nước, trãi suốt một đời thanh xuân của một người con làng An Thái, Hải Lăng với những tình tiết hết sức cụ thể, sinh động và chân thực.
                              ( Trích bài phát biểu của Ông Lê Văn Hoan nguyên CT HĐND Tỉnh QT tại buổi gặp mặt ra mắt hồi ký 27.1.2012)

Phan Quang

... Xin trân trọng giới thiệu và mời bạn đọc cùng xem những trang viết chân tình đầy chi tiết sống động của tác giả Lê Hữu Thăng. Đấy đều là chuyện về người và việc của quê tôi, nơi tôi chào đời. Bản thân tôi nhiều lân được nghe bà con ruột thịt là những người trong cuộc thuật lại, được tự mắt nhìn những thương tích trên thân mình dãi dầu nắng cát của họ, tôi cũng có dịp đọc không ít bài viết của đồng nghiệp và hồi ký của các tướng lĩnh viết về người và đất Quảng Trị, vậy mà xem nhiều trang hồi ký Lê Hữu Thăng, tôi vẫn khó ngăn dòng nước mắt cảm phục tiếc thương, đôi khi lại háo hức như đang tuổi thanh xuân trước những tấm gương bình dị và trang sử gian truân của quê hương thời hậu chiến. Tôi tin rồi bạn đọc sẽ ngỡ ngàng vì những con số thống kê tổng kết cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân riêng một xã, ghi chép rành mạch trong Chuyện kể về một thời, bạn đọc sẽ cảm kích trước những người thật việc thật tưởng chừng có một không hai của xã Hải Thượng cũng như của vùng đất cận kề....
                                (Trích bài viết của Nhà văn,nhà báo lảo thành CM Phan Quang đăng trên báo Đài tiếng nói Việt Nam số 20 ra ngày 8.3.2012)

Trương Sĩ Tiến nguyên PCT UBND Tỉnh QT

           Đúng là " trong mỗi số phận có chứa đựng một phần lịch sử ". Và quyển sách không kể về một thời mà "Vì một thời ". Trong một thời ấy có chuyện của gia đình, họ tộc, làng xóm, địa phương... Và có thể hình dung cả quê hương Quảng Trị nói chung. Bằng một cách kể dung dị, chi tiết về từng con người, từng sự việc hoàn toàn chân thực đã cho phép người đọc vừa cảm nhận chính xác thực trạng vừa tạo sự xúc động sâu xa với những con người bằng xương bằng thịt, có địa chỉ, có sự tích rõ ràng. Tôi thành thực cảm ơn vì đã giúp tôi có được những cảm xúc và rung động cao đẹp. Tôi nghĩ: Trong đời sống, ai cũng sống trong 3 phạm trù thời gian: Qúa khứ, hiên tại và tương lai. Tuy nhiên hiện nay cũng có cách nhìn khác nhau về quá khứ; Có người thờ ơ, bàng quang một cách vô cảm - Cũng có kẻ nhìn quá khứ bằng thái độ hằn học thậm chí là xuyên tạc. Nhưng cũng có rất nhiều người không chỉ nâng niu, trân trọng mà còn tìm thấy ở đó những giá trị thiêng liêng. Tôi nghĩ: Tác giả thể hiện một quan điểm đúng về những gì đã qua và một thái độ đầy trách nhiệm về quá khứ " một thời " hào hùng của quê hương, đất nước.                
                                (Trích Phát biểu của anh Trương Sĩ Tiến tại buổi ra mắt Hồi Ký)

Lê Văn Dăng Phó GĐ sở Lao Động TB&XH tỉnh QT

  Hồi kí "Chuyện kể về một thời" có 11 chương. Từ chương I "Quê hương mỗi người chỉ một" đến chương XI "Hạnh phúc chung riêng" . Ở những góc nhìn khác nhau , bác Lê Văn Hoan, nhà báo Nguyễn Hoàn,..... đã phát biểu cũng như nhà báo Phan Quang, GSTS Lê Văn Tự, bác Hoàng Phùng viết và đã in trong cuốn hồi ký, một số bạn bè đã gửi thư cho anh Thăng để nói cảm nhận chân thành của mình đối với cuốn hồi ký.
Cũng như nhiều lần tâm sự cùng anh về lẽ sống, về mọi người, về cuộc đời. Vì vậy, tôi hoàn toàn thấu hiểu về anh như anh viết trong lời mở đầu cuốn hồi ký "những câu chuyện quê hương, câu chuyện đời mình, tôi muốn lưu giữ lại qua những trang hồi ức, không nhằm để lưu danh hay công trạng mà một điều rất giản dị là muốn kể cho thế hệ mai sau" biết những năm tháng ấy.
 ( Trích PB của Lê Văn Dăng tại buổi ra mắt cuốn HK ngày 27.1.2012)

Đào Duy Hợp Bí Thư Đảng ủy Xã Hải Thượng (vào đây)

Tập hồi ký “ Chuyện kể về một thời”  của anh vừa đến với độc giả là một sản phẩm hết sức quý giá đối với anh và gia đình, với  họ tộc, bàn bè, đồng nghiệp và của quê hương Hải Thượng.  

Nhà báo Nguyễn Hoàn ( Vào đây xem tiếp)

                                             
          Quảng Trị là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Truyền thống đó là tài sản tinh thần vô giá đã và đang được khai thác, phát huy để biến thành nguồn lực cho sự phát triển. Có lịch sử của cả một vùng đất, một miền quê và có lịch sử của mỗi đời người, rất phong phú, đa dạng và có thể kể nhiều hơn “nghìn lẻ một đêm”. Trong một đời có thể thấy được những biểu hiện của một thời và ngược lại, một thời thường in dấu vết lên mỗi cuộc đời. Vì lẽ đó mà anh Lê Hữu Thăng khi viết cuốn hồi ký về đời mình và không chỉ về đời mình đã đặt tên là “Chuyện kể về một thời” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012).
          Mục đích mà các tác giả viết hồi ký thường hướng đến là nhằm lưu lại, gửi lại, để lại cho mọi người một điều gì đó có ý nghĩa xã hội và nhân sinh sâu sắc ...
 

Nguyễn Đức Phúng (vào đây)


  

     

Vài cảm nghĩ khi đọc “Chuyện kể về một thời”
Nếu như mình không phải là người con của quê hương Quảng Trị; Nếu như mình không có những ngày cùng sống, cùng lớn lên với Thăng trong thời kỳ hào hùng nhất và cũng đầy gian khổ nhất của dân tộc; Nếu như mình không có những ngày sống trong ngục tù đế quốc, biết cái chết là biến cố khủng khiếp nhất của con người mà không hề run sợ trước cái chết, biết thiết tha yêu cuộc sống mà vẫn sẳn sàng hy sinh thân mình vì cuộc sống, thì khi đọc hồi ký “chuyện kể về một thời ” của Thăng, mình sẽ nghi ngờ về tính chân thật của nó. Nhưng ....
 
 

TS Trần Đình Lâm Trường Đại Học KHXH&NV TP HCM

                                    Kính gửi Anh Lê Hữu Thăng,
 
        Lâm rất vui mừng khi đọc trang web mà Anh đã nhắn cho Lâm xem. Quá trình hoạt động của Anh quá sức tuyệt vời, đóng góp rất nhiều cho quê hương đất nước . Gia đình Anh rất hạnh phúc, có một cuộc sống đầy ý nghĩa. Bản thân Anh, công việc nào Anh cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách rất xuất sắc. Đất nước mình đâu có được nhiều người vẹn toàn như vậy. Chắc chắn nhiều người sẽ học tập được nhiều điều về những gì Anh đã viết trong cuốn hồi ký của Anh. 
       Xin chúc Anh chị và gia đình luôn luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
       Lâm rất mong sẽ nhận được sách của Anh gửi.

Một số bài thơ tặng tác giả " Chuyện kể về một thời" (vào đây)

   Chúc mừng "Chuyện kể về một thời"
   Công tư trọn vẹn, trong ngoài ấm êm
   Dặm dài phía trước đi lên
   Tiếp chương "Chuyện kể", bách niên đang chờ
   Một thời như một giấc mơ
   Đường đời dệt tiếp trang thơ vẹn toàn
   
                               

Bình luận hồi ký của Phan Văn Vĩnh- phó GĐ Cty Điện lực QT

Đọc cuốn hồi ký “chuyện kể về một thời” của Anh, Vĩnh thật sự xúc động và cảm phục về một người con kiên trung chung thủy nặng tình nghĩa mà đầy tinh thần đổi mới, sáng tạo trong chiến đấu chống giặc, hoạt động phong trào quần chúng, quản lý nhà nước cũng như quản lý kinh. Càng hiểu thêm về họ Lê, về  làng An Thái xã Hải Thượng huyện Hải Lăng – Làng quê nghèo khó mà rất đỗi kiên cường nằm cận kề bên thị xã với Thành Cổ Quảng Trị anh hùng làng quê đã sản sinh ra những người con rất đỗi tự hào trong chiến đấu, học tập, lao động xây dựng quê hương đất nước. 
Vĩnh ước mong có được nhiều người như Bác Lê Văn Hoan, Phan Chung, Anh Lê Hữu Thăng bằng thực tế cuộc đời mình qua các trang hồi ký sẽ tái hiện và làm phong phú hơn truyền thống của quê hương đất nước, gia đình dòng họ...góp phần giáo dục phẩm chất con người.
Phan Văn Vĩnh

Lời tâm sự qua đọc Hồi ký của Lê Thị Bê(vào đây)

Anh Thăng kính mến !
Đọc Chuyện Kể Về Một Thời của anh em không sao cầm được nước mắt. Em khóc vì cảm động quá. Em sung sướng quá vì anh đã  nhắc những người thân của gia đình em và em đã có một người anh làm rạng danh cho họ Mạc, làm sáng ngời một làng quê Hải Thượng anh hùng. Anh rất xứng đáng ..... Bác Nga rất vinh dự có anh ! Có dâu đẹp, trọn việc nhà, nuôi con khỏe dạy con ngoan. Lo toan cho chồng hoàn thành nhiệm vụ. Chị Hiền rất xứng đáng cái tên ông bà ngoại đã đặt cho.

Bình luận hồi ký "Chuyện kể về một thời" của ông Hoàng Phùng(vào đây)

“Bác Hoàng Phùng, một cựu tù chính trị có “thâm niên” hai mươi năm sống trong “địa ngục trần gian”- nhà lao Côn Đảo. Với tôi bác vừa là người đàn anh của thế hệ đi trước, vừa là người bạn vong niên cùng sinh hoạt trong Hội cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Quảng Trị.
Bản thảo cuốn sách Chuyện kể về một thời được đưa cho bác Hoàng Phùng đọc để nhờ bác góp ý với tất cả sự trân trọng đối với một người tù chính trị kiên trung. Và những cảm xúc bác Hoàng Phùng đã dành cho tác giả trong bài viết này là những chia sẻ chân thành.

Có lẽ nếu giữ nguyên những gì bác đã khen tặng thì người viết tự thấy “thiếu khiêm tốn”, nhưng chúng tôi mạnh dạn đưa bài viết này vào tập sách, để bày tỏ sự trân trọng nhất là tình cảm của những người đã từng kinh qua ngục tù đế quốc” - Lê Hữu Thăng.

Bình luận hồi ký "Chuyện kể về một thời" của ông Lê Văn Tự(vào đây)

Hồi ký là viết về mình theo hồi ức qua năm tháng. Với cương vị công tác lãnh đạo chủ chốt từ Làng, Xã lên Huyện, Tỉnh nên chuyện đời của Lê Hữu Thăng cũng không tách rời với những địa bàn ông quản lý, hoạt động. Bởi thế, nên có đoạn mang nội dung địa chí, sử ký của địa phương từ thuở hồng hoang, thời mà các bậc tiền nhân từ Bắc vào Nam mở mang bờ cõi. Điều này không những không làm loãng nội dung hồi ký mà trái lại càng nâng cao ý nghĩa của " Chuyện Kể Về Một Thời ", nhất là đối với các hậu duệ sau này, nhờ đó mà tránh được sự thất truyền về cội nguồn .
 

Vài cảm nghĩ khi đọc “Chuyện kể về một thời” của: hoanggiao_qt@yahoo.com.vn

 Đọc "Chuyện kể về một thời" của anh  tôi thấy như mình sống lại những ngày quê hương đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh;Thời niên thiếu của anh của tôi đã trải qua như thế, chúng ta luôn chịu cảnh săm soi của"người khác", nhưng chúng ta vẩn tin tưởng và sống bản lỉnh cho đến ngày hôm nay.
            Chuyện kể về một thời của anh sẽ là những tư liệu sống quí giá giúp cho thế hệ sau này như con cháu chúng ta hiểu được thế nào là đích thực của sự tự do, độc lập, cái giá mà lớp cha ông đã trả để có ngày hôm nay...