Đang truy cập : 1
Hôm nay : 135
Tháng hiện tại : 6530
Tổng lượt truy cập : 5113349
Cuốn hồi ký dày hơn 330 trang của Lê Hữu Thăng được ra mắt trong một dịp rất quan trọng:Ông Lê Hữu Thăng tròn 40 tuổi Đảng, cũng là dịp ông vừa nghỉ công tác và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và cũng là dịp kỷ niệm 40 năm ông Thăng cùng bạn bè được thoát khỏi địa ngục trần gian - Nhà lao Quảng Trị 1972.
Năm 2012 đối với đất nước cũng như tỉnh nhà sẽ diễn ra nhiều sự kiện trọng đại - Anh Lê Hữu Thăng cũng có những sự kiện có ý nghĩa của riêng mình - Đó là :
Sau 45 năm công tác, anh Lê Hữu Thăng đã được Đảng và Nhà nước cho nghỉ theo chế độ.
Kính thưa: Các đại biểu
Quý Chú bác, anh chị và các bạn bè thân hửu
Trước hết cho phép tôi và gia đình xin được bày tỏ niềm xúc động và cảm ơn sâu sắc trước sự hiện diện đầy thịnh tình của quý vị hôm nay. Xin gửi đến các Bác, các chú, các đại biểu, các anh chị, các đồng chí và bạn bè thân thiết lời chúc mừng năm mới Mạnh khỏe - Hạnh phúc, An khang - thịnh vượng!
(QT) - Mở đầu tập hồi ký “Chuyện kể về một thời” tác giả Lê Hữu Thăng viết mấy dòng: “Tôi không có ý định viết hồi ký vì cuộc đời hoạt động cách mạng không đủ độ dày để viết....” nhưng đọc cuốn sách của anh đã cho thấy một phần lịch sử của quê hương qua góc nhìn của một người con đã dấn thân hết mình vào dòng chảy của cuộc cách mạng đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc, cũng như nỗ lực hết mình vì sự phát triển của quê hương sau ngày thống nhất đất nước.
Quảng Trị là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Truyền thống đó là tài sản tinh thần vô giá đã và đang được khai thác, phát huy để biến thành nguồn lực cho sự phát triển. Có lịch sử của cả một vùng đất, một miền quê và có lịch sử của mỗi đời người, rất phong phú, đa dạng và có thể kể nhiều hơn “nghìn lẻ một đêm”. Trong một đời có thể thấy được những biểu hiện của một thời và ngược lại, một thời thường in dấu vết lên mỗi cuộc đời. Vì lẽ đó mà anh Lê Hữu Thăng khi viết cuốn hồi ký về đời mình và không chỉ về đời mình đã đặt tên là “Chuyện kể về một thời” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012).
Dấu ấn một thời đoàn kết thân thương
Hào khí thanh niên còn vang vọng mãi
Thời gian đi qua kỉ niệm vẫn còn.
Niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi. Đó là lý do để gia đình anh Thăng tổ chức cuộc gặp gỡ đầu xuân này; và với chúng ta đó là lý do để đến đây để chia vui và chúc mừng một người bạn thân thiết. Nhân vật trung tâm để nhận mọi lời chúc là anh Thăng và gia đình nhưng cũng xin phép được mượn cơ hội này để chúc mừng năm mới tới tất cả các anh, chị, bạn bè mà vì trời lạnh và mưa gió tôi chưa được chúc trực tiếp.
Kính thưa quý vị :
Ngoài việc dẫn chương trình, anh Thăng đề nghị tôi phát biểu với tư cách là người đồng cảnh. Không chỉ riêng tôi mà trong tổ biệt động chúng tôi có 6 anh em: Lê Hữu Thăng, Lê Xuân Tánh, Lê Minh Lái, Lê Văn Dăng, Đào Phồn và Hồ Xuân Thịnh (Trang... cuốn hồi ký có ảnh chụp 6 anh em năm 2002 tại bên cạnh Xà Lim , Lao Xá Quảng Trị). Tôi vui vẻ và xin được thay mặt mấy anh em nói rằng: Chúng tôi không chỉ đồng cảnh mà có 4 đồng cả Đồng họ, đồng chí, đồng trang lứa). Thực ra tôi lớn hơn anh Thăng 2 tuổi (Tôi tuổi Nhâm Thìn, anh Thăng tuổi Giáp Ngọ). Chúng tôi chơi thân với nhau từ lúc tóc còn chỏm nay đã hoa râm, cùng hoạt động một đơn vị, vào đoàn TNNDCM MN 1 ngày, bị bắt tù một lần, vào bị giam chung một phòng gần một ngàn ngày, 2 lần cùng bị tống giam xuống Xà Lim, ra tù cùng một ngày và tiếp tục cầm súng đánh giặc cho đến ngày gần giải phóng quê hương. Do vậy, chúng tôi thân thiết nhau như anh em ruột thịt.
Anh Lê Hữu Thăng là người con của quê hương Hải Thượng, sinh ra khi cuộc kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc thắng lợi, lớn lên và trưởng thành lúc cả nước xuống đường, toàn dân vào cuộc trường chinh chống Mỹ. Diễm phúc cho anh đuợc sống trong những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Đã nếm đủ mọi gian truân, đắng cay khi quê hương đang chìm trong bóng đêm nô lệ. Và chính trong đắng cay, gian truân khi tham gia hoạt động cách mạng, cũng như lúc bị địch bắt tra tấn tù đày đã hun đúc ở anh ý chí của người cách mạng, của người cộng sản. Để rồi sau khi đất nước hòa bình thống nhất, chính anh đã không ngừng học tập, chăm lo xây dựng quê hương. Với tố chất thông minh, có tầm nhìn xa, dạn dày kinh nghiệm, trải qua bao biến cố thăng trầm anh đã trở thành một cán bộ đầy nhiệt huyết và năng động của xã Hải Thượng, của huyện Triệu Hải, của tỉnh Bình Trị Thiên, một doanh nhân thành đạt và một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Trị.
Từ cuối tháng 6 năm 2011, ba cháu đươc nghĩ công tác . Chúng cháu có ý định tổ chức một cuộc gặp mặt để chúc mừng ba cháu, và hơn thế nữa là để cho ba cháu và gia đình cháu có dịp để cảm tạ các ông, bà; các bác, các chú và bạn bè thân hữu của ba cháu đã giúp đở cho ba cháu hoàn thành nhiệm vụ sau gần 45 năm công tác. vì ba cháu thường hay nói với các cháu: Sự thành đạt của ba ngoài sự nổ lực của bản thân còn có sự quan tâm giúp đở của quý ông bà, quý chú bác là những người đi trước và bạn bè thân hữu của ba cháu.
Cuốn hồi ký dày hơn 330 trang của Lê Hữu Thăng được ra mắt vào những ngày đầu xuân Nhâm Thìn, một năm đánh dấu rất nhiều sự kiện quan trọng của đồng chí Lê Hữu Thăng: 40 năm ngày đồng chí được giải thoát khỏi nhà tù Đế quốc, đồng chí năm nay cũng vừa tròn 40 năm tuổi Đảng, và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.